Bà bầu ăn rau ngót được không? Lắng nghe chuyên gia dinh dưỡng

Tham vấn y khoa:

Nguyễn Thường Hanh

October 19, 2020
Sống khỏe

Rau ngót là món ăn quen thuộc của người Việt, đem đến những lợi ích sức khỏe cho người sử dụng. Tuy nhiên cũng có nhiều người truyền tai nhau rằng rau ngót có thể tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định với mẹ bầu cũng như với thai nhi. Vậy bà bầu ăn rau ngót được không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này.

bà bầu ăn rau ngót được không

Xem thêm:

Bà bầu ăn rau ngót được không?

Một chế độ ăn uống hợp lý dành cho phụ nữ mang thai là một chế độ có sự phong phú, đa dạng và cân đối giữa các nhóm chất khác nhau. Đó là nhóm chất đạm, chất béo, chất đường bột, khoáng chất và vitamin. Không chỉ cần phải đảm bảo về số lượng mà bạn cũng cần đảm bảo về chất lượng cho những bữa ăn này. Vì thế chế độ dinh dưỡng hàng ngày là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ mang thai.

Nhiều chị em biết đến rau ngót như một loại rau thơm ngon bổ dưỡng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bà bầu ăn rau ngót được không.

Nghiên cứu cho thấy trong rau ngót có chứa một loại chất tên là papaverin. Đây là một chất gây ảnh hưởng xấu tới phụ nữ mang thai. Đặc biệt những phụ nữ trong quá khứ từng sinh non hay sảy thai, và những người đã từng thụ tinh trong ống nghiệm được khuyến cáo không nên sử dụng rau ngót.

Đối với những chị em phụ nữ mang thai mà có sức khỏe bình thường, có thể sử dụng rau ngót trong bữa ăn ở mức nhất định. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo đây là loại rau sạch, đáp ứng về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm. Rau ngót cũng không nên ăn sống mà phải chế biến cẩn thận thành món canh hoặc món luộc. Chỉ khi đó rau ngót mới đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai.

Thành phần dinh dưỡng chứa trong rau ngót

rau ngót

Rau ngót có thể được trồng trong vườn nhà hoặc cũng có thể mọc hoang ở khu vực nhiệt đới nước ta. Đây là loại rau xanh mát thơm ngon rất được yêu thích, đặc biệt vào mùa hè trong các bữa cơm gia đình.

Trong rau ngót có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, có thể kể đến như vitamin C, vitamin B6, vitamin B1, photpho, kali, magie… Bên cạnh đó trong rau ngót cũng chứa một hàm lượng đạm đáng kể. Cụ thể, các thành phần dinh dưỡng trong rau ngót có hàm lượng như sau: chất đạm 5,3 g; tinh bột 3,4 g; canxi 169 mg; sắt 2,7 mg; photpho 64,5 g; vitamin C 185 m g; vitamin PP 2,2 g; vitamin B1 100mcg; vitamin B2 400mcg…

Ngoài ra ra có rất nhiều axit amin chứa trong thành phần đạm của rau ngót. Ví dụ như lysin, methionine, tryptophan, phenylalanin, valine, threonin, isoleucine, leucine… Đối với cơ thể đây đều là những chất rất quan trọng, tham gia vào sự hình thành tế bào.

Với những chất dinh dưỡng đa dạng và phong phú kể trên, rau ngót được coi là loại thực phẩm bổ dưỡng cho nhiều người, đặc biệt là trẻ con và người già.

Rau ngót có tác hại ra sao đối với mẹ bầu?

Tùy rau ngót có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như đã nói phía trên, xong nó có thể gây ra những nguy cơ sau đối với phụ nữ mang thai:

Gây nguy cơ sảy thai

Tuy chưa có những nghiên cứu khoa học chắc chắn chứng minh rằng phụ nữ mang thai khi ăn rau ngót sẽ bị sảy thai, xong bạn vẫn cần thận trọng. Điều này là do có những rủi ro tiềm ẩn chứa trong rau ngót đối với phụ nữ mang thai được truyền miệng trong dân gian. Đặc biệt, người ta đã tìm ra một hàm lượng lớn chất papaverin chứa trong rau ngót. Đây là chất được biết đến có khả năng khiến cơ tử cung co thắt. Vì thế nó có thể gây ra tình trạng sinh non hoặc sảy thai với phụ nữ mang thai.

Ngoài ra chúng ta cũng biết rằng theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau khi nạo phá thai, sảy thai hoặc sinh non thường được cho uống nước rau ngót sống. Loại nước này sẽ giúp họ đẩy phần nhau thai thừa ra ngoài, tránh tình trạng sót nhau, sót thai. Cụ thể theo dân gian, để chế biến nước rau ngót sống bạn cần rửa sạch và giã nát 40g lá rau ngót tươi, trộn thêm nước sôi để nguội rồi vắt lấy nước. Phần rau sót sẽ được tống ra ngoài chỉ sau từ 15 đến 20 phút sử dụng 100 ml rau ngót tươi.

Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng rau ngót. Nếu sử dụng cũng phải nấu chín để tránh nguy cơ sảy thai thay vì sử dụng rau ngót sống.

Cản trở cơ thể hấp thu phốt pho và canxi

Sau khi bạn ăn, rau ngót có thể sản sinh ra hợp chất glucocorticoid. Đây là hợp chất cản trở cơ thể bạn hấp thụ photpho và canxi. Do đó khi sử dụng rau ngót phụ nữ mang thai cũng nên chú ý điều này.

Nguy cơ gây mất ngủ

Bà bầu ăn rau ngót được không? Các chuyên gia cho rằng bà bầu không nên ăn rau ngót bởi nó có thể gây ra nguy cơ mất ngủ. Không những thế nó còn khiến mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng khó thở hoặc ăn uống kém.

Với những tác hại kể trên mẹ bầu nên cân nhắc khi sử dụng rau ngót trong bữa ăn hàng ngày.

Bà bầu mấy tháng thì ăn được rau ngót?

canh rau ngót

Theo các chuyên gia, tốt nhất trong 3 tháng đầu mẹ bầu nên kiêng ăn rau ngót Bởi đây là thực phẩm theo dân gian được liệt vào hàng kiêng kỵ.

Trong 3 tháng tiếp theo, các chuyên gia cho rằng mẹ bầu có thể bổ sung rau ngót trong thực đơn hàng ngày để thêm phong phú món ăn, đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

Tới ba tháng cuối thai kỳ, việc ăn rau ngót cần được hạn chế trở lại. Bởi ở thời kỳ này rau ngót có thể khiến bạn tăng nguy cơ sinh non bởi các cơn đau thắt tử cung do chúng gây ra. Ngoài ra bạn cũng bị đe dọa bởi nguy cơ thai chết lưu khi ăn nhiều rau ngót trong thời kỳ này.

Như vậy các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, những mẹ bầu có sức khỏe tốt và ổn định có thể ăn rau ngót, nhưng chỉ trong 3 tháng giữa của thai kỳ. Và mỗi ngày mẹ bầu không ăn quá 30g rau ngót. Rau cần được nấu hoặc luộc cho chín kỹ để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Bà bầu 3 tháng đầu, lỡ ăn rau ngót có sao không?

Bà bầu bầu 3 tháng đầu lỡ ăn rau ngót có sao không cũng là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Để giải đáp câu hỏi này các chuyên gia cho rằng điều đó còn tùy thuộc vào sức khỏe, cơ địa của mẹ bầu cũng như như tình trạng phát triển của thai nhi trong bụng.

Thực tế cho thấy có trường hợp mẹ bầu ăn nhiều rau ngót trong 3 tháng đầu dẫn tới hiện tượng thai nhi dị tật hoặc sảy thai. Nhưng cũng có trường hợp mẹ bầu ăn phải rau ngót trong 3 tháng đầu thai kỳ nhưng không bị ảnh hưởng gì đến thai nhi, con sinh ra vẫn ăn khỏe mạnh và an toàn.

Do đó trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu lỡ ăn phải rau ngót mà thấy có triệu chứng bất thường như đau bụng thì bạn cần di chuyển đến cơ sở y tế ngay. Các bác sĩ chuyên môn sẽ giúp bạn kiểm tra và kịp thời xử lý.

Bà bầu nên thay thế rau ngót bằng loại rau nào để ăn hàng ngày?

Trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ bầu, rau xanh được liệt kê là một trong những thực phẩm quan trọng nhất. Có rất nhiều loại rau khác nhau mẹ bầu nên nên sử dụng hàng ngày thay vì rau ngót. Đó vào những loại rau chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Có thể kể đến như:

Bông cải xanh

Bông cải xanh là một trong những loại rau lá xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng. Cụ thể là vitamin A, vitamin K, photpho, magie, axit folic… Các chất dinh dưỡng này sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa các biến chứng của thai kỳ như chuột rút, thiếu máu, loãng xương, táo bón…

Rau cải bó xôi

Một trong những loại thực phẩm vàng dành cho chị em phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ chính là cải bó xôi. Có một hàm lượng rất lớn khoáng chất và vitamin chứa trong cải bó xôi, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Có thể kể đến như vitamin K, vitamin E, vitamin C, vitamin A, sắt, magie, canxi… Đây là những chất có thể giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, tăng cường thị lực và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Đối với thai nhi, các chất này giúp phát triển hệ thần kinh và hệ cơ xương hiệu quả.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu ăn rau ngót được không. Hi vọng những kiến thức trong bài sẽ có ích cho bạn trong quá trình xây dựng thực đơn ăn uống cho bà bầu, đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Trần Thị Tuyết Lan

12 năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương . Nguyên Trưởng khoa Sản II - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Bác sĩ Tuyết Lan khám và điều trị các lĩnh vực sản phụ khoa: Bệnh lý phụ khoa, khám và theo dõi thai kì, tư vấn tiền hôn nhân,.... Bác sĩ Trần Thị Tuyết Lan được bệnh nhân phản hồi là nhiệt tình, nhẹ nhàng, cẩn thận, tư vấn chu đáo nên đi khám cũng cảm thấy yên tâm.