Bà bầu nên ăn gì để con thông minh ngay từ trong bụng mẹ

Tham vấn y khoa:

Nguyễn Thường Hanh

October 19, 2020
Sống khỏe

Khi mang thai, ngoài việc khám thai định kỳ, thai phụ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để sau 9 tháng 10 ngày “mẹ tròn con vuông”. Đồng thời để bé thông minh và khỏe mạnh hơn. Nếu ăn không đủ chất hoặc quá nhiều chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu ăn gì để con thông minh? Dưới đây là thực đơn mà bạn có thể tham khảo.

Xem thêm:

Bà bầu ăn gì để con thông minh?

Tháng thứ 1: Mang thai tháng đầu, cơ thể bắt đầu có những thay đổi, nội tiết tố tăng cao khiến chị em cảm thấy buồn nôn. Lúc này, bạn cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng vừa làm giảm cơn thai nghén (ốm nghén).

  • Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15 phút trước khi ra khỏi giường như bánh quy giòn, ngũ cốc, trái cây sấy khô, v.v.
  • Chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 6 bữa trong ngày.
  • Chọn thức ăn dễ tiêu, kết hợp tinh bột với đạm từ thịt gà. Nên uống thêm sữa ít béo, và bổ sung các thực phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.
  • Uống nước giữa các bữa ăn, không uống khi đang ăn.
  • Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, ngọt hoặc cay.

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, phụ nữ nên bổ sung axit folic từ các loại rau có màu xanh đậm, bánh mì, ngũ cốc và tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, rau sống…

+ Tháng thứ 2: Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng 1-2kg là đủ. Phụ nữ áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cân khi mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện.

Lưu ý rằng, tăng cân không phải là ăn gấp đôi mà phải ăn nhiều hơn để đảm bảo lượng calo cần thiết hàng ngày tăng thêm khoảng 300. Thực phẩm trong khẩu phần ăn của mẹ bầu khi mang thai trong suốt thai kỳ, đặc biệt là ở tháng thứ 2 cần đa dạng, bao gồm ngũ cốc, bánh mì, trái cây, các sản phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Nhớ uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày để tăng lượng canxi.

+ Tháng thứ 3: Ở tháng thứ 3, chị em đã quen với việc mình mang một “thiên thần” nhỏ bé, tình trạng ốm nghén giảm dần, từ đó ăn ngon miệng hơn.

Sau cột mốc 3 tháng, mỗi tuần bạn sẽ tăng được khoảng 0,5kg. Ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn của bạn. Giảm đồ ăn vặt có hàm lượng calo cao, ít chất dinh dưỡng như đồ ngọt và đồ ăn nhanh, thay vào đó chọn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như trái cây sấy khô và các loại hạt.

Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, và thêm nước ép trái cây hặc sinh tố. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng 3-4 ly / ngày.

+ Tháng thứ 4: Lúc này bụng bầu bắt đầu “to” lên. Trong tháng thứ 4, chị em cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt vì lượng máu tăng lên dẫn đến nhu cầu về chất sắt tăng cao.

Nguồn thực phẩm giàu chất sắt như thịt gà, đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường hấp thu sắt, bạn nên bổ sung vitamin C từ cam quýt, dưa hấu, bông cải xanh vào thực đơn hàng ngày. Tuyệt đối không bỏ bữa hoặc nhịn ăn, cứ sau 4 tiếng bà bầu cần nạp thêm thức ăn vào cơ thể.

+ Tháng thứ 5: Chế độ dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai, đến tháng thứ 5 chị em cần hạn chế ăn mặn, tránh ăn những thức ăn có nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn vặt, dưa chua, thịt xông khói…

Uống 8 cốc nước mỗi ngày và bổ sung thêm các loại nước hoa quả khác. Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải những chất lỏng không cần thiết. Nên bổ sung thêm canxi, uống 2 ly sữa và thêm 2 khẩu phần các sản phẩm từ sữa vào thực đơn. Hạn chế ăn ngọt.

+ Tháng thứ 6: Bạn đã đi được 1/3 chặng đường áp dụng chế độ dinh dương cho bà bầu trong suốt thai kỳ. Đến tháng thứ 6, là thời điểm bạn thường xuyên bị đói vì thai nhi đã lớn và cần nhiều dinh dưỡng hơn.

Nên thỏa mãn cơn đói bằng các sản phẩm thiết yếu như ngũ cốc, trái cây, sữa, các sản phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Chọn thực phẩm chứa carbohydrate có trong yến mạch và gạo lứt. Nhớ uống vitamin theo chỉ định của bác sĩ.

+ Tháng thứ 7: Bạn sắp về đích nên cần chú trọng chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Nên bổ sung dinh dưỡng bằng cách ăn nhẹ 3 tiếng một lần, không nên ăn quá no hoặc quá đói, đồng thời tránh các món chiên qua dầu mỡ, đồ chiên xào, cay nóng. Hạn chế đồ hộp, đồ ăn chế biến sẵn, tập thể dục, đi lại nhiều để tránh phù nề chân tay, cản trở lưu thông máu. Ăn nhiều chất xơ có trong rau củ quả, ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ và không quên bổ sung vitamin C.

+ Tháng thứ 8: Lúc này thai phụ cần dành thời gian nghỉ ngơi, tận hưởng, không nên làm những công việc nặng nhọc hay những công việc căng thẳng, áp lực. Việc bổ sung Omega-3 khi mang thai 3 tháng cuối là rất quan trọng. Sự tăng trưởng về kích thước cơ thể và phát triển trí não của trẻ diễn ra nhanh nhất trong giai đoạn này. Omega-3 thường có trong các loại hạt, quả óc chó, cá hồi…

+ Tháng 9: Như vậy gần như bạn đã được trải nghiệm chế độ dinh dưỡng của một mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Mang thai tháng cuối dễ bị chị em bỏ qua, thực chất đây là thời điểm thai nhi phát triển với tốc độ rất nhanh nên cần được bổ sung dinh dưỡng đa dạng.

Chia bữa ăn thành 5-6 bữa, tránh nhịn ăn, bỏ bữa. Tiêu thụ thêm canxi để giữ cho hệ xương chắc khỏe và chuẩn bị sữa mẹ cho con bú. Uống nhiều nước và tránh ăn mặn để ngăn ngừa phù nề.

Nên bổ sung rau xanh, hoa quả xanh, nạp nhiều chất béo lành mạnh, không nên ăn đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ để tránh tăng cân quá nhiều. Bổ sung sắt chống thiếu máu, bổ sung omega-3 giúp trí não bé phát triển toàn diện. Tuyệt đối không ăn đồ sống, đồ tái, đặc biệt uống vitamin theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là chia sẻ về vấn đề bà bầu ăn gì để con thông minh mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu có một sức khỏe tốt để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, sau 9 tháng 10 ngày sẽ “mẹ tròn con vuông”.

Trần Thị Phương Mai

Giảng dạy Bộ môn Sản, trường Đại học Y Hà Nội

Giáo sư cố vấn chuyên môn về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản Bộ Y tế

Ủy viên ban chấp hành Hội sản phụ khoa và Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam

Thành viên Ủy Ban Y tế KV Châu Á Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc

Gs Trần Thị Phương Mai là bác sĩ được nhiều người biết đến trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh lý sản phụ khoa. Bác sĩ đặc biệt mát tay trong hỗ trợ sinh sản, giúp nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có con. Hàng ngày, bệnh nhân tìm đến thăm khám với bác sĩ rất đông.

Hiện bác sĩ khám tại:

Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Sáng thứ 3 hàng tuần.

Khoa Khám theo yêu cầu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Sáng thứ 4 hàng tuần.

Phòng khám Sản phụ khoa Phương Mai - Số 102 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hầu hết thời gian bác sĩ khám tại phòng khám riêng này. Phòng khám của Giáo sư khá đông, chị em có thể gọi đến số điện thoại phòng khám để đặt lịch trước.