Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì? Nên ăn vào thời điểm nào tốt?

Tham vấn y khoa:

Nguyễn Thường Hanh

October 19, 2020
Sống khỏe

Từ xa xưa, khi mang thai, phụ nữ thường được các bà, các mẹ khuyên ăn trứng ngỗng. Họ tin rằng loại thực phẩm này sẽ giúp em bé thông minh và khỏe mạnh khi chào đời.

Vậy thực tế, ăn trứng ngỗng có những tác dụng gì? Khi nào là thời điểm thích hợp để ăn? Sau đây, các chuyên gia sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những thắc mắc này một cách cụ thể nhất.

Xem thêm:

Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm bổ dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. So với trứng gà, trứng vịt thì trứng ngỗng không phổ biến và khó tìm hơn. Đây là loại trứng có kích thước lớn, trọng lượng khoảng 300g, gấp nhiều lần so với các loại trứng khác.

Nhiều người thường nghĩ rằng với trọng lượng như vậy thì trứng ngỗng càng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Và thường được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai. Tuy có vị béo và thơm nhưng trứng ngỗng không dễ ăn như trứng gà, vịt.

Chính vì vậy mà nhiều chị em thường thắc mắc rằng bà bầu ăn trứng ngỗng có thực sự tốt cho sức khỏe không? Ăn trứng ngỗng có tác dụng gì đối với thai nhi?

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĂN TRỨNG NGỖNG KHI MANG THAI LÀ GÌ?

Theo kinh nghiệm của các bà, các mẹ và bà bầu nên ăn trứng ngỗng để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn. Vì trứng ngỗng có kích thước lớn nên chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Đó là lý do tại sao nhiều mẹ bầu thường ăn trứng ngỗng khi mang thai để mong con mình khi sinh ra sẽ phát triển tốt về trí tuệ.

Thực tế, trứng ngỗng có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như: Calo, cholesterol, natri, kali, protein, vitamin A, B6, B12, sắt,… Nhờ đó sẽ giúp bà bầu bổ sung năng lượng, tăng khả năng miễn dịch. sức đề kháng cũng như đẩy lùi bệnh tật.

Bên cạnh đó, trứng ngỗng cũng rất tốt cho bà bầu vì nó có thể hỗ trợ sự phát triển đều đặn của thai nhi, kích thích trí não, giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh. Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể bổ sung món ăn này vào thực đơn dinh dưỡng khi mang thai.

Kích thước của trứng ngỗng lớn gấp nhiều lần trứng gà và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, dù bà bầu ăn trứng ngỗng tốt nhưng không có nghĩa là bạn chỉ ăn loại trứng này mà bỏ qua các loại trứng khác như trứng gà, trứng vịt.

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nếu so với trứng gà, tuy trứng ngỗng có trọng lượng lớn hơn nhưng giá trị dinh dưỡng lại thấp hơn.

Về hàm lượng protein, trứng ngỗng chứa nhiều protein hơn trứng gà. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà. Trong khi đó, vitamin A là loại vitamin vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Vì vậy, mẹ không nên ép mình ăn quá nhiều trứng ngỗng mà nên cân đối nguồn thực phẩm để trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Muốn con thông minh, mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm hoặc sản phẩm giàu DHA, axit folic, axit béo,….

BÀ BẦU ĂN TRỨNG NGỖNG VÀO THỜI ĐIỂM NÀO LÀ TỐT NHẤT?

Nếu bà bầu muốn bổ sung trứng ngỗng khi mang thai thì nên dùng trứng vào thời điểm nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cũng rất quan trọng. Vậy bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng mấy và bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không có một quy tắc chung nào về thời điểm ăn trứng ngỗng của bà bầu. Vì loại thực phẩm này không gây hại gì cho cả mẹ và bé. Vì vậy, bà bầu có thể ăn trứng ngỗng vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.

Tuy nhiên, do trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường bị ốm nghén, ăn uống khó khăn. Trong khi đó, trứng ngỗng là loại trứng lớn, khó tiêu hóa. Vì vậy nếu ăn vào 3 tháng đầu thai kỳ sẽ khiến bà bầu bị đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi… Vì vậy, thời điểm bà bầu nên ăn trứng ngỗng hợp lý là tháng thứ 3 trở đi.

Bà bầu ăn bao nhiêu trứng ngỗng là đủ? Các chuyên gia cho biết, do trứng ngỗng có kích thước lớn và hàm lượng lipid cao nên bà bầu chỉ nên ăn 1 quả trứng mỗi tuần. Ăn quá nhiều trứng ngỗng khi mang thai có thể khiến lượng lipid trong cơ thể mẹ bầu tăng cao và gây ra những vấn đề có hại, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

HƯỚNG DẪN BÀ BẦU ĂN TRỨNG NGỖNG ĐÚNG CÁCH

Trứng ngỗng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau

Các mẹ bầu cần lưu ý, để sử dụng trứng ngỗng đúng cách khi mang thai cần lưu ý những vấn đề sau:

- Chọn trứng mới, chất lượng. Tránh sử dụng trứng đã bị hỏng, bị vữa.

- Không dùng trứng sống để ăn trực tiếp

- Nên chế biến thành nhiều món khác nhau như luộc, chiên, làm bánh… để chống ngán

- Không bao giờ sử dụng trứng khi chúng chưa chín hoàn toàn

Người bị bệnh tim, mỡ máu, cao huyết áp nên hạn chế ăn trứng ngỗng

Phụ nữ mang thai được chẩn đoán tiền sản giật không nên ăn trứng ngỗng

- Không nên ăn trứng ngỗng thường xuyên và quá nhiều

Trong thời kỳ mang thai, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi thì yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc loại thực phẩm nào là tốt và phù hợp nhất. Hi vọng với những nội dung mà bài viết chia sẻ trên đây, các mẹ đã có thể giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn trứng ngỗng được không và ăn vào thời điểm nào để áp dụng hiệu quả.

Trần Thị Phương Mai

Giảng dạy Bộ môn Sản, trường Đại học Y Hà Nội

Giáo sư cố vấn chuyên môn về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản Bộ Y tế

Ủy viên ban chấp hành Hội sản phụ khoa và Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam

Thành viên Ủy Ban Y tế KV Châu Á Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc

Gs Trần Thị Phương Mai là bác sĩ được nhiều người biết đến trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh lý sản phụ khoa. Bác sĩ đặc biệt mát tay trong hỗ trợ sinh sản, giúp nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có con. Hàng ngày, bệnh nhân tìm đến thăm khám với bác sĩ rất đông.

Hiện bác sĩ khám tại:

Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Sáng thứ 3 hàng tuần.

Khoa Khám theo yêu cầu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Sáng thứ 4 hàng tuần.

Phòng khám Sản phụ khoa Phương Mai - Số 102 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hầu hết thời gian bác sĩ khám tại phòng khám riêng này. Phòng khám của Giáo sư khá đông, chị em có thể gọi đến số điện thoại phòng khám để đặt lịch trước.