Bà bầu uống trà sữa được không? Có gây ảnh hưởng gì không

Tham vấn y khoa:

Nguyễn Thường Hanh

October 19, 2020
Sống khỏe

Bà bầu uống trà sữa được không? Hiện nay, trà sữa là thức uống phổ biến và được nhiều người ưa thích, đặc biệt là chị em phụ nữ. Thậm chí, nhiều người “nghiện” trà sữa đến mức ngày nào cũng phải uống một ly. Nhưng uống trà sữa khi mang thai có tốt không?

THÀNH PHẦN CỦA TRÀ SỮA?

Thành phần của trà sữa

Trà sữa được mệnh danh là nước giải khát “quốc dân” bởi vị ngọt thanh, thơm mát. Tuy nhiên, liệu trà sữa có phù hợp với bà bầu? Hãy cùng tìm hiểu về thành phần của trà sữa.

Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, nếu tách riêng trà và sữa thì đây là hai thức uống tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn kết hợp hai loại nước này cùng với các chất phụ gia khác, lợi ích của trà và sữa sẽ bị mất đi.

Trà sữa gồm 4 thành phần chính như sau:

+ Trà: Các loại trà được sử dụng trong trà sữa chủ yếu là trà xanh, trà đen, trà ô long… Nếu sử dụng đúng cách, chúng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm, chống ung thư. Tuy nhiên, ở các cửa hàng, họ sẽ cho thêm một số hương liệu như hương sen, hương lài để trà sữa có vị thơm ngon. Nhưng nếu không sử dụng đúng loại hương liệu hoặc sử dụng trà không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì những hương liệu này sẽ không tốt cho sức khỏe.

+ Sữa: Nếu không kể đến các thương hiệu nổi tiếng sử dụng sữa tươi và sữa đặc thì hầu hết các cửa hàng nhỏ đều sử dụng kem béo. Những loại kem béo này chứa rất ít chất dinh dưỡng như vitamin A, D, canxi và protein. Loại kem béo này rất giàu chất thực vật đã được hydro hóa. Có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tăng cholesterol xấu nên bà bầu cần thận trọng khi sử dụng.

+ Trân châu: Thành phần tạo nên trân châu chủ yếu là tinh bột sắn, tinh bột lọc, hương liệu thực phẩm và rất ít thành phần là protein và chất xơ.

+ Đường: Một cốc trà sữa chứa tới 50g đường, tương đương 200kcal và nhiều loại đường khác nhau. Rất ít người uống có thể nhận ra trong ly trà sữa đó, đâu là đường chính hiệu và đâu là đường chính gốc.

VẬY BÀ BẦU UỐNG TRÀ SỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Bà bầu uống trà sữa được không?

Với những thành phần có trong trà sữa kể trên, bà bầu uống trà sữa được không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, khi mang thai, chị em nên hạn chế uống trà sữa. Vì nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, tăng đường huyết giả và có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Đồng thời làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, sản giật và không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Ngoài ra, nếu sử dụng trà sữa ở những cửa hàng không được chế biến đúng cách, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trà không rõ nguồn gốc có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Như vậy, để trả lời cho câu hỏi “Bà bầu uống trà sữa được không” thì câu trả lời là không.

Trong thời kỳ mang thai, nếu uống trà sữa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi. Nhưng bạn vẫn muốn uống trà thì có thể dùng các loại trà tốt cho bà bầu sau đây:

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc: Hương thơm dịu nhẹ của hoa cúc, mẹ bầu có thể kết hợp với nước trái cây nguyên chất, vỏ cam, vỏ quýt và nước sôi để sử dụng. Trà hoa cúc thơm ngon, giúp chữa mất ngủ, giảm thiểu sưng tấy, giúp thư thái tinh thần cho bà bầu.

+ Trà tinh dầu chanh: Vào buổi sáng, uống một ly trà tinh dầu chanh sẽ giúp kích thích hệ thần kinh. Nhờ đó, bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn, bớt căng thẳng hơn và tinh thần phấn chấn hơn.

+ Trà bạc hà: Không chỉ giúp “tống khứ” chứng đầy hơi, trà bạc hà còn giúp đẩy lùi các triệu chứng ợ chua, ốm nghén của bà bầu.

trà bạc hà

+ Trà gừng: Trà gừng sẽ là phương thuốc hữu hiệu giúp bạn có cảm giác buồn nôn hoặc nôn vào sáng sớm. Tuy nhiên, trong gừng có một lượng lớn gingerol. Chất này nếu tích tụ nhiều sẽ không tốt cho bà bầu. Vì vậy, dù trà gừng rất tốt nhưng bà bầu không nên uống hàng ngày nhé!

+ Trà hoa hồng: Một tách trà hoa hồng sẽ đẩy lùi chứng sưng tấy và cảm cúm ở bà bầu. Không chỉ vậy, nhấp một ngụm trà hoa hồng, mẹ đã cung cấp cho cơ thể và bé rất nhiều vitamin C.

Qua đây chắc bạn cũng biết bà bầu có được uống trà sữa hay không rồi phải không. Chúc các mẹ bầu sẽ lựa chọn được những thức uống thơm ngon bổ dưỡng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Trần Thị Phương Mai

Giảng dạy Bộ môn Sản, trường Đại học Y Hà Nội

Giáo sư cố vấn chuyên môn về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản Bộ Y tế

Ủy viên ban chấp hành Hội sản phụ khoa và Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam

Thành viên Ủy Ban Y tế KV Châu Á Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc

Gs Trần Thị Phương Mai là bác sĩ được nhiều người biết đến trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh lý sản phụ khoa. Bác sĩ đặc biệt mát tay trong hỗ trợ sinh sản, giúp nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có con. Hàng ngày, bệnh nhân tìm đến thăm khám với bác sĩ rất đông.

Hiện bác sĩ khám tại:

Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Sáng thứ 3 hàng tuần.

Khoa Khám theo yêu cầu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Sáng thứ 4 hàng tuần.

Phòng khám Sản phụ khoa Phương Mai - Số 102 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hầu hết thời gian bác sĩ khám tại phòng khám riêng này. Phòng khám của Giáo sư khá đông, chị em có thể gọi đến số điện thoại phòng khám để đặt lịch trước.