Viêm bao quy đầu ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách sử trí

Tham vấn y khoa:

Nguyễn Thường Hanh

October 19, 2020
Bệnh nam khoa

Tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ nếu không được phát hiện và xử trí đúng cách, vi khuẩn có thể tấn công và gây viêm nhiễm đến các cơ quan lân cận. Từ đó để lại nhiều hậu quả nghiệm trọng, gây mất thẩm mỹ vùng kín, làm tăng nguy cơ ung thư dương vật… Do đó, để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em hiệu quả? Hãy cùng tham khảo thông tin ở bài viết hôm nay.

Tìm hiểu về viêm bao quy đầu ở trẻ

Viêm bao quy đầu ở trẻ

Nhiều cha mẹ chủ quan, cho rằng hiện tượng viêm bao quy đầu chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều trường hợp trẻ em được xác định bị viêm bao quy đầu sau khi xuất hiện triệu chứng và thăm khám.

Theo các bác sĩ, viêm bao quy đầu là tình trạng nhiễm khuẩn ở vùng bao quy đầu – lớp da bao phía ngoài quy đầu dương vật. Khi vùng da này bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, nấm… sẽ gây ra phản ứng viêm tại chỗ.

Đối với các bạn nhỏ, viêm bao quy đầu có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, thậm chí cả những em bé mới sinh.

Đa phần những trường hợp viêm bao quy đầu ở trẻ em xuất phát từ các thói quen vệ sinh hàng ngày, hoặc từ các bệnh lý khác gây nên. Phụ huynh cần chú ý quan sát để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở trẻ em?

Nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở trẻ
Hẹp bao quy đầu là một trong những nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở trẻ

Việc tìm hiểu các thông tin xoay quanh về vấn đề này, sẽ giúp các bậc phụ huynh có cách tầm soát, phòng ngừa hiệu quả. Hơn nữa, tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ em có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân:

  • Trẻ có hiện tượng dài hoặc hẹp bao quy đầu, khi đó lớp da bao quy đầu có thể bị thừa, trùm kín đầu dương vật, hoặc gây bó hẹp quy đầu… khiến cho việc vệ sinh khó khăn, khi đi tiểu không hết, nước tiểu còn sót lại đóng cặn gây viêm nhiễm quy đầu.
  • Việc vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng là nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở trẻ em rất phổ biến. Bởi với các bé trai sơ sinh, trẻ nhỏ, việc vệ sinh hoàn toàn nhờ vào người lớn, cho nên nếu không thực hiện đúng cách, cha mẹ có thể vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cơ quan sinh dục của con.
  • Lộn bao quy đầu không đúng cách là vấn đề mà rất nhiều cha mẹ gặp phải. Vì nghĩ rằng, trẻ bị hẹp bao quy đầu thì phải lộn cho bé thì mới có thể tách được phần da này. Tuy nhiên, thao tác lộn bao quy đầu cần thực hiện dưới sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý lộn da bao quy đầu cho bé tại nhà, rất có thể gây ra tình trạng rách, hoặc nứt da bao quy đầu… Vết thường tại bao quy đầu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công.
  • Bé mắc bệnh viêm niệu đạo, cũng được coi là lý do viêm bao quy đầu, khi bị viêm niệu đạo có thể khiến bao quy đầu của bé bị sưng đỏ, viêm. Do các tác nhân từ niệu đạo lan sang vùng bao quy đầu
  • Thói quen hàng ngày khi các bé trai còn nhỏ tuổi, mặc bỉm cả ngày hoặc sử dụng quần áo chất liệu bí bách… gây tình trạng bí nóng, nên rất dễ bị viêm.

Nhận biết dấu hiệu viêm bao quy đầu ở trẻ em?

dấu hiệu viêm bao quy đầu ở trẻ

Để giúp phụ huynh phát hiện các dấu hiệu viêm bao quy đầu ở trẻ em từ sớm và kịp thời xử trí bằng các biện pháp khoa học, để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Dưới đây là một số biểu hiện liên quan đến bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em:

  • Với các em bé còn nhỏ tuổi, chưa biết nói thường có biểu hiện quấy khóc mỗi khi đi tiểu. Với các bạn nhỏ lớn tuổi hơn thì kêu đau và sợ đi tiểu, thường cố gắng nhịn tiểu.
  • Vùng quy đầu sưng phồng, tấy đỏ, có tiết dịch ở bên trong
  • Kiểm tra bằng mắt thường sẽ nhận thấy quanh miệng sáo có chứa nhiều cặn, bựa sinh dục tích tụ
  • Trẻ thường có xu hướng đưa tay sờ hoặc gãi ở quy đầu, dương vật do ngứa ngáy kéo dài
  • Sau mỗi lần đi tiểu, nước tiểu đọng lại ở quy đầu
  • Nước tiểu màu vàng đậm, mùi khai nồng, khó chịu…
  • Một số trường hợp khi tình trạng viêm nhiễm nặng, gây biến chứng nhiễm trùng có thể kèm theo dấu hiệu sốt cao, cơ thể ớn lạnh…

Bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không?

Theo các Bác sĩ chuyên khoa cho biết, mức độ nguy hiểm của bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em là rất lớn. Bởi các biểu hiện viêm nhiễm, sưng đau, tấy đỏ ở quy đầu… nếu không được phát hiện và điều trị bằng phương pháp khoa học, có thể gây ra rất nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ của trẻ ở cả thời điểm hiện tại cho đến sau khi trưởng thành:

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Vi khuẩn gây viêm bao quy đầu nếu không được kiểm soát tốt, có thể lây lan đến các cơ quan lân cận, gây viêm đường tiết niệu, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường ống dẫn tinh…
  • Ảnh hưởng chức năng sinh sản sau này: Các bệnh lý liên quan đến bao quy đầu rất dễ tái phát, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng, làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn khi nam giới đến tuổi trưởng thành.
  • Ảnh hưởng đến dây hãm quy đầu: Dây kéo bao quy đầu còn gọi là dây hãm bao quy đầu. Đây là một cơ quan rất quan trọng trong bộ phận sinh dục của bé trai. Nếu dây hãm bao quy đầu bị sưng và tổn thương, chức năng sinh lý và sinh sản của trẻ sau này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phương pháp điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em hiệu quả?

Như đã chia sẻ ở trên cho thấy, tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị đúng cách để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ. Hiện nay, tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi các bác sĩ cho biết để chấm dứt tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ, cần áp dụng một số biện pháp khoa học ở dưới đây:

  • Điều trị nội khoa (bằng thuốc): Với các trường hợp viêm bao quy đầu được xác định do vi khuẩn tấn công ở mức độ nhẹ, có thể sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống… với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chữa lành vết thương. Thuốc sử dụng cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa, các bậc phụ huynh không nên tự ý mua thuốc điều trị cho con tại nhà. Việc sử dụng sai thuốc sẽ khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nong bao quy đầu: Đối với những trẻ nhỏ bị viêm do hẹp bao quy đầu, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp nong bao quy đầu. Nong bao quy đầu cha mẹ có thể tự thực hiện cho con tại nhà. Mặc dù phương pháp nong bao quy đầu khá đơn giản nhưng khi thực hiện cha mẹ cần kiên trì, nhẹ nhàng và đúng cách.
  • Cắt bao quy đầu: Một số trường hợp trẻ lớn tuổi hơn bị viêm bao quy đầu do chứng dài/hẹp bao quy đầu gây ra cần tiến hành cắt bao quy đầu để điều trị triệt để và ngăn bệnh tái phát.

Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu nhỏ được các Bác sĩ chuyên khoa thực hiện nhằm mục đích loại bỏ phần da thừa để phần quy đầu hoàn toàn lộ ra bên ngoài.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các bậc cha mẹ nên cho con thực hiện thủ thuật tại các đơn vị y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, cơ sở y tế hiện đại…

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở bài viết đã giúp các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ tốt hơn.

Trần Thị Phương Mai

Giảng dạy Bộ môn Sản, trường Đại học Y Hà Nội

Giáo sư cố vấn chuyên môn về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản Bộ Y tế

Ủy viên ban chấp hành Hội sản phụ khoa và Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam

Thành viên Ủy Ban Y tế KV Châu Á Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc

Gs Trần Thị Phương Mai là bác sĩ được nhiều người biết đến trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh lý sản phụ khoa. Bác sĩ đặc biệt mát tay trong hỗ trợ sinh sản, giúp nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có con. Hàng ngày, bệnh nhân tìm đến thăm khám với bác sĩ rất đông.

Hiện bác sĩ khám tại:

Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Sáng thứ 3 hàng tuần.

Khoa Khám theo yêu cầu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Sáng thứ 4 hàng tuần.

Phòng khám Sản phụ khoa Phương Mai - Số 102 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hầu hết thời gian bác sĩ khám tại phòng khám riêng này. Phòng khám của Giáo sư khá đông, chị em có thể gọi đến số điện thoại phòng khám để đặt lịch trước.