Máu báo thai là gì? phân biệt máu báo thai với kinh nguyệt

Tham vấn y khoa:

Nguyễn Thường Hanh

October 2, 2020
Kế hoạch hóa

Máu báo thai là gì, máu báo thai có màu gì, cách nhận biết máu kinh và máu báo so sánh sự khác nhau để phân biệt rõ ràng. Đây là những băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Theo các chuyên gia, khá nhiều chị em lần đầu mang thai bị nhầm lẫn máu báo thai là máu kinh dẫn đến tâm lý thiếu chủ động, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc. Để vấn đề này không còn là nỗi băn khoăn, lo lắng của chị em, Home care mời bạn đọc tham khảo thông tin bài viết sau.

Báo thai là gì

Máu báo thai là gì?

Máu báo thai hay còn gọi là máu báo “hỉ” là hiện tượng xuất huyết ở vùng kín, báo hiệu chị em đã có thai. Theo đó, khi tinh trùng và trứng gặp nhau, thụ tinh thành phôi thai sẽ di chuyển vào tử cung để làm tổ. Quá trình này sẽ làm tổn thương một chút đến niêm mạc tử cung và gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo gọi là ra máu báo thai.

Máu báo có thai là cơ chế sinh lý bình thường của cơ thể nên chị em không cần phải điều trị bằng thuốc hay thực hiện bất kỳ can thiệp ngoại khoa nào khác. Tuy nhiên, nếu máu báo ra quá nhiều, kèm theo một số triệu chứng bất thường như:  Khí hư ra nhiều, có màu lạ, ngứa ngáy âm đạo, đau rát âm đạo… thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Trong trường hợp này, có thể nghĩ đến nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa hơn là máu báo thai hay là kinh nguyệt.

Máu báo thai xuất hiện khi nào?

Như đã nói ở trên, máu báo thai xuất hiện khi trứng được thụ tinh thành công và di chuyển vào tử cung để làm tổ, phát triển thành thai nhi. Theo nghiên cứu khoa học, máu báo thai xuất hiện sau khoảng 7-14 ngày kể từ khi quan hệ tình dục không an toàn.

Đối với những người có kinh ngắn và ổn định, máu báo có thai thường xuất hiện vào cuối kỳ kinh hoặc khi chậm kinh 1-2 ngày. Vì vậy, nhiều chị em thường nhầm lẫn giữa máu kinh với máu báo thai, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc.

Báo thai xuất hiện khi nào?

Phân biệt máu báo thai và máu kinh

Theo các chuyên gia, phụ nữ thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, các hoạt động đời sống tình dục của mình sẽ dễ dàng phân biệt được máu báo thai và máu kinh. Ngoài ra, dựa vào một số đặc điểm về màu sắc, tính chất và các triệu chứng kèm theo cũng có thể nhận biết được máu báo thai và máu kinh khá đơn giản.

Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không đông và bao gồm máu và các mảnh vụn của niêm mạc tử cung. Máu kinh thường ra ồ ạt và kéo dài khoảng 3-5 ngày hoặc lâu hơn tùy theo cơ địa của mỗi người.

Trong khi đó, máu báo thai thường ở dạng đốm nhỏ, có màu hơi hồng hoặc nâu đỏ và không kèm theo dịch nhầy. Máu báo thường xuất hiện khi thai nhi được 3 - 4 tuần tuổi với lượng máu báo ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung lượng máu mất đi khá ít và chỉ kéo dài trong 1-2 ngày.

Nếu máu báo có kinh thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng, nhức đầu, đau người… thì máu báo có  thai kèm theo các biểu hiện như thèm ăn, thèm ngủ, chậm kinh… Hiện tượng này chỉ xuất hiện vài ngày rồi biến mất khiến nhiều chị em dễ nhầm lẫn. Trong trường hợp ra máu âm đạo kèm theo máu tươi, kèm theo dấu hiệu đau bụng, ra máu với lượng nhiều thì chị em nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Vì lúc này chị em có nguy cơ sảy thai hay chửa ngoài tử cung là rất cao.

Từ những chia sẻ của các chuyên gia trên đây, bạn đọc có thể phần nào phân biệt được hai loại máu báo thai và máu báo kinh nguyệt dựa vào những đặc điểm sau:

Cách nhận biết có thai và máu kinh
Cách so sánh máu báo thai và máu kinh

• Máu kinh:

- Màu sắc: Đỏ sẫm.

-  Khi nào xuất hiện: Khi đến kỳ kinh (chu kỳ kinh trung bình từ 27 - 32 ngày).

- Các triệu chứng kèm theo: Đau bụng dưới, tức ngực, mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu trong 1-2 ngày đầu.

- Thời gian kéo dài: Thời gian hành kinh trung bình từ 3-5 ngày trở lên tùy theo cơ địa của mỗi người.

• Máu báo có thai:

- Màu sắc: Xuất hiện từng giọt máu có màu hồng hoặc nâu đỏ.

- Thời gian xuất hiện: Xuất hiện khi trứng đã được thụ tinh thành công sau khoảng 7-14 ngày kể từ thời điểm quan hệ tình dục không an toàn.

- Các triệu chứng kèm theo: thèm ăn, thèm ngủ, đau tức ngực,  chậm kinh  …

- Thời gian kéo dài: Thường chỉ kéo dài trong vài giờ, một số trường hợp nặng có thể kéo dài 1-2 ngày.

Nếu không thể phân biệt được máu dính trên quần lót là máu kinh hay máu báo thai, chị em có thể dùng que thử thai  hoặc đến cơ sở y tế để kiểm tra chính xác.

Những câu hỏi thường gặp về báo thai

Những câu hỏi thường gặp về máu báo thai

• máu báo thai thường ra nhiều không

Nếu lượng máu kinh của chị em mỗi đợt dao động từ 60 - 80ml và tập trung nhiều vào những ngày đầu thì lượng máu báo có thai là rất ít. Theo đó, máu chỉ xuất hiện vài giọt trên quần lót với lượng máu như mọi ngày.

• Máu báo thai có kéo dài không

Máu báo thường xuất hiện trong vài giờ hoặc kéo dài 1-2 ngày.

• Máu báo thai có màu gì?

Máu báo thường có màu đỏ sẫm, nâu hoặc hơi hồng, gồm những chấm nhỏ, không có chất nhầy.

• Máu báo thai có mùi gì không?

Máu báo thai thường không có mùi. Nếu có mùi, nhiều khả năng chị em đang mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, cần thăm khám sớm.

• Ra máu báo thai có đau bụng không?

Thông thường, máu báo thai ít khi gây đau bụng cho chị em. Nếu có thì đó chỉ là những cơn đau bụng lâm râm và biến mất trong thời gian ngắn.

Máu báo có thai nhiều?

• Máu báo thai ra nhiều không? bao nhiêu ml

Trung bình một người phụ nữ sẽ mất khoảng 60-80ml máu trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Với máu báo thai, lượng máu ra rất ít, chỉ vài giọt trên quần lót nên không đáng kể.

• Ra máu khi mang thai có nhiều như máu kinh không?

Như đã nói ở trên, máu báo có thai rất ít, chỉ vài giọt trên quần lót trong khoảng 1-2 ngày. Trong khi đó, máu kinh ra nhiều, trung bình mỗi lần từ 60-80ml và kéo dài từ 3 - 5 ngày. Do đó, máu kinh ra nhiều hơn so với khi báo thai.

• Ra máu báo thai thử que được chưa

Khi có hiện tượng ra máu âm đạo khá giống với đặc điểm của máu báo thai, nhiều chị em cảm thấy hồi hộp, lo lắng và muốn sử dụng que thử thai để kiểm tra. Các chuyên gia khuyên chị em thời điểm này nên bình tĩnh, nếu sắp đến chu kỳ kinh nguyệt thì cần đợi thêm vài ngày nữa. Sau 3-5 ngày nếu chậm kinh thì có thể dùng que thử để biết có thai hay không.

• Ra máu báo nhưng thử que vẫn 1 vạch có thai không

Nhiều chị em sau khi thấy trên quần lót xuất hiện một vài đốm máu nhỏ đã lập tức dùng que thử thai để kiểm tra. Tuy nhiên, ra máu báo nhưng thử que 1 vạch khiển nhiều chị em băn khoăn. Trong trường hợp này, 2 kết quả sau có thể được giải thích:

- Trường hợp 1: Do thử thai quá sớm nên kết quả thử thai không chính xác.

- Trường hợp 2: Ra máu như trên không phải là có thai mà có thể chỉ là máu do rối loạn kinh nguyệt.

• Ra máu báo thai có kèm theo dịch nhầy không?

Thông thường máu báo thai sẽ không kèm theo dịch nhầy. Nếu hiện tượng chảy máu âm đạo của bạn có kèm theo dịch nhầy thì đây có thể là máu kinh hoặc dấu hiệu của bệnh phụ khoa nào đó. Vì vậy, chị em cần hết sức lưu ý.

Tôi nên làm gì với báo cáo chảy máu?

Khi có máu báo thai xuất hiện bạn cần làm gì?

Các chuyên gia phòng khám sản phụ khoa cho biết, khi ra máu âm đạo bất thường, nghi ngờ máu báo có thai, chị em cần lưu ý và dùng băng vệ sinh để kiểm tra màu sắc và tính chất của máu. Nếu chậm kinh khoảng 3-5 ngày, chị em có thể mua que thử thai và tự kiểm tra tại nhà.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo. Vì vậy, nếu không có những đặc điểm của hiện tượng máu báo có thai thì chị em cần lưu ý vì có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau:

-  Dấu hiệu sảy thai, sảy thai  : Chảy máu âm đạo, kèm theo sốt cao, đau bụng dưới dữ dội.

-  Chửa ngoài tử cung : Ra máu âm đạo thường xuyên kèm theo chuột rút, đau tức một bên bụng.

-  Mắc một số bệnh phụ khoa : Chảy máu âm đạo, đau rát âm đạo, ngứa vùng kín, khí hư bất thường…

Vì vậy, khi thấy ra máu âm đạo, chị em tuyệt đối không được chủ quan, cần chú ý quan sát và đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời khi thấy các triệu chứng bất thường, tránh nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, máu báo có thai cũng không phải là dấu hiệu có thai chính xác 100%  nên muốn chính xác có thai hay không thì chị em nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

ĐỌC THÊM:
  • 10 đia chỉ khám thai uy tín tốt nhất ại Hà Nội
  • 10 bác sĩ siêu âm thai uy yins tốt nhất
  • 5 bác sĩ khám thai hỏi ở HÀ Nội

Hy vọng rằng, với câu trả lời cho những câu hỏi xung quanh hiện tượng ra máu báo thai đã giúp phụ nữ đạt được kiến thức bổ ích cho bản thân và chủ động hơn trong cuộc sống. Mọi thắc mắc cần được chuyên gia y tế tư vấn, bạn đọc đừng ngần ngại liên hệ hotline để nhận được sự trợ giúp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

Trần Thị Tuyết Lan

12 năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương . Nguyên Trưởng khoa Sản II - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Bác sĩ Tuyết Lan khám và điều trị các lĩnh vực sản phụ khoa: Bệnh lý phụ khoa, khám và theo dõi thai kì, tư vấn tiền hôn nhân,.... Bác sĩ Trần Thị Tuyết Lan được bệnh nhân phản hồi là nhiệt tình, nhẹ nhàng, cẩn thận, tư vấn chu đáo nên đi khám cũng cảm thấy yên tâm.