Bệnh sa tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Tham vấn y khoa:

Nguyễn Thường Hanh

October 14, 2020
Bệnh phụ khoa

Bệnh sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con sau sinh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho nữ giới. Sa tử cung mức độ nặng còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh sa tử cung do nguyên nhân nào gây ra? Dấu hiệu nhận biết là gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết sau đây.

Hiện tượng sa tử cung là gì?

sa tử cung

Sa tử cung hay còn có tên gọi khác là sa dạ con hoặc sa âm đạo. Đây là hiện tượng tử cung bị tụt xuống âm đạo hoặc lộ ra bên ngoài âm đạo. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ sau sinh nguyên nhân là do trong quá trình mang thai làm vùng chậu và dây chằng đã bị giãn ra quá mức không nâng đỡ được tử cung. Ngoài ra khung xương chậu bị hẹp bẩm sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến sa tử cung.

Sa tử cung được chia làm nhiều cấp độ khác nhau theo mức độ tử cung bị sa ra ngoài, bao gồm:

  • Mức độ nhẹ:  tử cung sa xuống âm đạo
  • Mức độ trung bình: tử cung lộ ra bên ngoài âm đạo
  • Mức độ nặng: toàn bộ tử cung lộ hẳn ra bên ngoài âm đạo.

Đối tượng dễ bị sa thành tử cung

Hiện tượng sa tử cung thường gặp phổ biến nhất ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên một số đối tượng khác cũng có thể gặp phải vấn đề này. Cụ thể những người dễ bị sa tử cung là:

  • Phụ nữ sau sinh có thai nhi quá lớn hoặc đa thai, sinh qua đường âm đạo.
  • Phụ nữ sau sinh mà lúc sinh có thời gian chuyển dạ nhanh quá lâu.
  • Sau khi sinh, phụ nữ phải thường xuyên nên làm việc quá sức, mang vác nặng khiến tử cung bị co bóp nhiều và gây ra tổn thương
  • Phụ nữ tiền mãn kinh hoặc lớn tuổi có cơ chằng bị yếu hoặc lão hóa
  • Những vấn đề như: thai phụ tuổi cao, thai nhi quá lớn, mang thai nhiều lần, phẫu thuật ở tử cung đều là những nhân tố làm tăng nguy cơ sa tử cung.

Nguyên nhân sa tử cung

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây sa tử cung là:

  • Chấn thương tại vùng xương chậu: Khiến các mô chậu không đủ sức để nâng đỡ cổ tử cung cung làm cổ tử cung bị sa xuống. Hiện tượng này càng nghiêm trọng hơn khi thai nhi quá lớn hoặc thai phụ có thời gian chuyển động quá lâu .
  • Thai phụ vận động mạnh sau sinh: lao động quá sức hay vận động mạnh sau sinh khiến cổ tử cung không có thời gian hồi phục mà còn bị tổn thương thêm. Điều này khiến cho tử cung dễ bị sa xuống âm đạo.
  • Các vấn đề bất thường ở cổ tử cung: như tử cung có 2 buồng, bất thường ở cổ hoặc eo tử cung.
  • Táo bón sau sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng cũng khiến tử cung bị sa xuống.
  • Phụ nữ thực hiện các biện pháp phẫu thuật y Khoa như: nội soi sinh mổ. Bỏ nhau thai bằng tay

Triệu chứng của sa tử cung

Sa tử cung càng nặng thì gây hiều biến chứng nguy hiểm và điều trị càng khó khăn. Vì vậy chị em cần nhận biết sớm để điều trị kịp thời.

Các triệu chứng sa tử cung bao gồm:

  • Cảm thấy lồi ở vùng âm hộ tầng sinh môn: khi tử cung sa xuống mức độ nhẹ, chị em sẽ cảm thấy vùng âm hộ bị lồi ra. Chị em sẽ cảm nhận thấy rõ điều này khi lao động nặng nhọc hoặc đi lại nhiều. Khi nghỉ ngơi thì ít cảm nhận thấy hơn do tử cung thụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên trên vị trí của nó.
  • Theo thời gian sa tử cung càng to hơn và xa xuống với mức độ thường xuyên hơn. Đến một thời điểm nó sẽ không thể tự đẩy lên được nữa.
  • Cảm ciác tức nặng bụng dưới: Khi cổ tử cung ra xuống ảnh khiến cho vùng âm hộ, tầng sinh môn khó chịu, vướng víu và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Rối loạn tiểu tiện: Tử cung sa xuống kéo theo bàng quang và niệu đạo cũng bị sa gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.
  • Rối loạn đại tiện: Cùng với bàng quang thì trực tràng cũng bị sa theo tử cung và gây ra táo bón, đại tiện khó, tức nặng vùng hậu môn. Tuy nhiên các triệu chứng này ít gặp hơn so với rối loạn tiểu tiện.
  • Cổ tử cung sa ra ngoài và bị viêm nhiễm dẫn đến chảy dịch, chảy máu.
  • Sa tử cung ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non

Ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên, bạn nên đi thăm khám kịp thời để được điều trị nhiều phụ nữ. Vì ngại ngầy, nhiều phụ nữ mà âm thầm chịu đựng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm với sa tử cung

Bệnh sa tử cung có thể dễ bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh lý sau:

  • U xơ tử cung: Đây là khối u hình thành cổ tử cung gây ảnh hưởng đến hoạt động tình dục ngoài, chảy máu âm đạo bất thường.
  • Bệnh mãn tính trong tử cung: Các bệnh lý mãn tính trong tử cung như khối u trong tử cung, ống dẫn trứng hoặc thành âm đạo cũng gây ra cảm giác nặng nề khó chịu ở vùng chậu. Điều này có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm với bệnh sa tử cung.
  • Bệnh ở cổ tử cung:Viêm cổ tử cung khiến cô tử cung bị sưng to lên cũng gây nhầm lẫn với bệnh sa tử cung.
  • Nang âm đạo: là những nang hình thành ở trước hoặc sau thành âm đạo. Người bệnh có thể có một hoặc nhiều nang với kích thước như quả óc chó. Nang âm đạo khiến người bệnh đau khi quan hệ và dễ gây hiểu nhầm là bệnh sa tử cung.

Để đảm bảo để chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả Bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên khoa sỏi trang thiết bị hiện đại.

Bệnh sa tử cung có nguy hiểm không?

Sa tử cung ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Cụ thể dưới đây là những tác hại của bệnh sa tử cung:

  • Sa tử cung bị lồi hẳn ra bên ngoài gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục, đặc biệt gây nhiễm trùng cổ tử cung. Bệnh lý này rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.
  • Sa tử cung kéo theo bàng quang và trực tràng cũng bị sa xuống. Điều này khiến cho người bệnh gặp nhiều vấn đè rối loạn tiểu tiện, đại tiện, nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiểu.
  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Sa tử cung khiến chị em bị đau đớn khi quan hệ và làm giảm khoái cảm.
  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa: viêm nhiễm ở cổ tử cung sẽ lây lan nên buồng trứng, vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Trường hợp nghiêm trọng cổ tử cung có thể bị viêm nhiễm dẫn đến hoại tử. Lúc này, phụ nữ phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung, đồng nghĩa với việc chị em sẽ mất đi khả năng sinh con.

Cách chẩn đoán bệnh sa tử cung

Để chuẩn đoán bệnh sa tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp y tế sau:

  • Chụp X quang bể thận hoặc hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch
  • Chụp CT scan xương chậu
  • Siêu âm khung chậu mổ bụng
  • Chụp MRI khung chậu
  • Khám tiểu khung: Đây là biện pháp đánh giá kích thước của khối u tử cung và phát hiện các vấn đề như độ dính của tử cung (nếu có phẫu thuật trước đó). Sau đó, bác sĩ cũng đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
  • Khám trực tràng: Kiểm tra xem trực tràng có bị sa hay không không đồng thời đưa ra phương án điều trị để tránh làm tổn thương trực tràng.
  • Đánh giá tầng sinh môn và cơ hậu môn.
  • Kiểm tra toàn thân các vấn đề tim mạch. Huyết áp để đảm bảo người bệnh đủ điều kiện phẫu thuật sa tử cung.

Cách điều trị bệnh sa tử cung

Bệnh sa tử cung càng được chữa trị sớm thì càng có hiệu quả cao. Do đó ngay khi xuất hiện những triệu chứng như đã kể trên, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị ngay. Tùy vào mức độ sa tử cung nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Điều trị bệnh ở mức độ nhẹ

Nếu sa tử cung ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc để điều trị sa tử cung bao gồm:

  • Thuốc nội tiết tố thay đổi: Mục đích sử dụng loại thuốc này để để tăng dinh dưỡng cho niêm mạc tử cung hoặc để chuẩn bị phẫu thuật
  • Thuốc kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu.

Điều trị bệnh ở mức độ nặng

Sa tử cung ở mức độ nặng gây ra nhiều biến chứng như viêm nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt người bệnh. Thì phương pháp điều trị là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung. Bác sĩ sẽ căn cứ trên các yếu tố như tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe, nhu cầu sinh con để đưa ra cách điều trị thích hợp nhất.

Cụ thể 3 phương pháp pháp điều trị phổ biến cho bệnh sa tử cung ở mức độ nặng bao gồm:

Phương pháp Manchester: Phương pháp này chỉ cắt một phần cổ tử cung, áp dụng cho cho bệnh nhân còn trẻ và bị sa tử cung mức độ 2. Sau khi cắt, bác sĩ sẽ tái tạo lại thành trước và sau âm đạo đồng thời khâu treo lại bàng quang.

Phương pháp Crossen: Đây là phương pháp cắt cổ tử cung theo đường âm đạo, được chỉ định cho bệnh nhân trên 40 tuổi, sa tử cung mức độ 3.

Phương pháp Lefort: Cuối cùng cùng là phương pháp khâu kín âm đạo. Sau điều trị phụ nữ sẽ không thể giao hợp được nữa, do đó họ cũng không thể sinh con. Phương pháp này ít khi được áp dụng.

Biện pháp phòng tránh bệnh sa tử cung

Sa tử cung là nỗi lo lớn đối với phụ nữ sau sinh. Ngoài những nguyên nhân khách quan như bẩm sinh hoặc các vấn đề ở cổ tử cung thì chị em có thể phòng chống căn bệnh này bằng các biện pháp sau đây:

  • Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng sau sinh, không nên làm việc lại quá sớm hay lao động quá sức
  • Khâu tầng sinh môn ngay sau khi sinh.
  • Nếu thời gian sinh quá lâu thì phải áp dụng các kỹ thuật kích thích để nhanh chóng sinh hoặc phải áp dụng sinh mổ.
  • Không nên sinh con quá dày, khi còn quá trẻ hoặc quá già. Những điều này đều khiến tử cung khó hồi phục sau khi sinh, dẫn đến dễ bị sa tử cung.
  • Sinh đẻ ở những cơ sở y tế uy tín, đảm bảo đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật.

Trên đây là những thông tin về sa tử cung, một hiện tượng rất thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Hi vọng chị em đã nắm bắt được những nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh sa tử cung. Ngay sau khi xuất hiện những triệu chứng sa tử cung chị em nên đến cơ sở y tế khám và điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Trần Thị Tuyết Lan

12 năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương . Nguyên Trưởng khoa Sản II - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Bác sĩ Tuyết Lan khám và điều trị các lĩnh vực sản phụ khoa: Bệnh lý phụ khoa, khám và theo dõi thai kì, tư vấn tiền hôn nhân,.... Bác sĩ Trần Thị Tuyết Lan được bệnh nhân phản hồi là nhiệt tình, nhẹ nhàng, cẩn thận, tư vấn chu đáo nên đi khám cũng cảm thấy yên tâm.