Viêm tuyến bartholin: Triệu chứng, chuẩn đoán, cách chữa

Tham vấn y khoa:

Nguyễn Thường Hanh

October 19, 2020
Bệnh phụ khoa

Tuyến bartholin là một tuyến nằm ở cơ quan sinh dục nữ. Đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm cho âm đạo. Tuy nhiên có khá nhiều chị em không biết đến sự tồn tại của tuyến này nên khi bị viêm tuyến bartholin họ không thể nhận biết, khiến cho việc chữa trị bị chậm trễ.

Để giúp các chị em hiểu rõ hơn về bệnh viêm tuyến Bartholin. Dưới đây, các chuyên gia phụ khoa sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin liên quan đến triệu chứng, cách chẩn đoán và cách chữa trị viêm tuyến Bartholin.

Viêm tuyến Bartholin là gì?

Tuyến Bartholin là một bộ phận nằm ở cơ quan sinh dục ngoài của người phụ nữ. Ở phần sau môi lớn, trên mặt ngoài đáy chậu. Đây là những tuyến nhỏ, rất khó để nhìn thấy bằng mắt thường. Theo cấu tạo, tuyến Bartholin có dạng hình cầu với đường kính chỉ khoảng 1cm được tạo ra từ các tế bào trụ tiết dịch nhầy.

Chức năng của tuyến bartholin là tiết ra dịch nhầy ở bề mặt bên trong môi nhỏ âm đạo, giúp giữ ẩm và bôi trơn cho âm đạo khi quan hệ.

Viêm tuyến Bartholin được hiểu là tình trạng tuyến Bartholin ở nữ giới bị viêm nhiễm, gây tình trạng sưng phù ở cả một hoặc hai bên cửa âm đạo. Tác nhân chính gây ra bệnh lý này chủ yếu là do sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn, nấm qua ống dẫn vào tuyến Bartholin...

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng viêm tuyến Bartholin ở nữ giới có thể dẫn tới áp xe hay viêm nhiễm vùng kín. Thậm chí bệnh có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và dẫn tới bệnh ung thư.

Nguyên nhân viêm tuyến Bartholin ở nữ giới

Bệnh viêm tuyến Bartholin có thể gặp ở mọi nữ giới, phổ biến nhất là những người trong độ tuổi từ 20  - 29. Nguyên nhân của căn bệnh này có thể là do những yếu tố sau:

  • Do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Tuyến Bartholin nằm ở vị trí bên ngoài của cơ quan sinh dục nên rất dễ bị các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập và tấn công. Bởi vậy nếu các chị em không đảm bảo cho vùng kín được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên thì các tác nhân có hại này có thể lây lan từ hậu môn vào cơ quan sinh dục và gây viêm tuyến bartholin.
  • Không chữa trị triệt để tình trạng viêm nhiễm âm đạo, âm hộ: Những nữ giới bị viêm âm đạo hay âm hộ nếu không chữa trị triệt để hoàn toàn sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh lây lan sang các bộ phận khác trong cơ quan sinh dục. Và nó sẽ khiến cho các chị em có thể bị viêm tuyến bartholin.
  • Do tắc ống tuyến: Trong một số trường hợp khi âm đạo nữ giới xuất hiện chất nhầy đặc với số lượng lớn nó có thể gây ra sự ứ đọng. Nếu như các chất nhầy này không được “giải phóng” ra bên ngoài, nó có thể gây tắc nghẽn ống tuyến và hình thành u nang Bartholin. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây tình trạng viêm tuyến Bartholin.
  • Do mắc các bệnh xã hội: Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình hay những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là những nguyên nhân khiến nhiều chị em bị mắc các bệnh xã hội như: sùi mào gà, lậu, mụn rộp sinh dục hay giang mai... Và khi vùng kín bị tấn công bởi các tác nhân có hại này, nó cũng có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm ở tuyến Bartholin.

Triệu chứng viêm tuyến Bartholin

dấu hiệu viêm tuyến bartholin

Các chị em cần chú ý theo dõi sự thay đổi ở vùng kín để kịp thời nhận biết các triệu chứng bệnh viêm tuyến Bartholin. Căn bệnh này thường được chia thành 2 giai đoạn cấp tính và mạn tính. Ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

Triệu chứng viêm tuyến Bartholin cấp tính

Ở giai đoạn mới khởi phát bệnh, các triệu chứng viêm tuyến Bartholin thường bao gồm các biểu hiện như:

  • Có cảm giác đau ở vùng âm hộ, âm đạo. Tình trạng đau có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên nang tuyến. Đặc biệt cơn đau sẽ gia tăng khi đi lại, vận động mạnh.
  • Cơn đau lan dần sang các khu vực lân cận
  • Vùng kín ra mủ bất thường
  • Người bệnh bị đau khi quan hệ tình dục

Triệu chứng viêm tuyến bartholin mạn tính

Khi các triệu chứng viêm tuyến Bartholin cấp tính không được khắc phục nó sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính với các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện khối u cứng, nắm ở một bên âm đạo do tuyến Bartholin bị nang hóa
  • Dịch nhờn vùng kín ra ít, âm đạo bị khô nên dễ bị đau khi quan hệ
  • Có các biểu hiện rối loạn tiểu tiện do bàng quang bị kích thích
  • Tuyến Bartholin bị sưng to sau khi quan hệ. Nếu dùng tay sờ vào sẽ thấy có khối u rắn, đau và chảy mủ.
  • ...

Các chị em cần lưu ý, những dấu hiệu viêm tuyến Bartholin nếu được phát hiện ở giai đoạn cấp tính thì sẽ dễ chữa trị hơn và cho hiệu quả điều trị tốt hơn. Nếu như bạn để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì thời gian chữa bệnh sẽ kéo dài và nguy cơ tái phát bệnh là rất cao.

Viêm tuyến Bartholin có nguy hiểm không?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ phụ khoa, chị em phụ nữ nếu bị bệnh viêm tuyến Bartholin thì nên chủ động chữa trị bệnh sớm và dứt điểm. Bởi bệnh lý này nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời sẽ có thể gây ra những vấn đề nguy hại sau:

Gây tình trạng khô âm đạo

Tuyến Bartholin có nhiệm vụ tiết dịch nhờn để giữ ẩm và bôi trơn cho âm đạo. Và khi tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bộ phận này nó sẽ khiến cho việc tiết dịch âm đạo bị ảnh hưởng. Lượng dịch nhờn tiết ra ít sẽ khiến cho âm đạo bị khô, gây khó khăn cho việc quan hệ tình dục nên dễ dẫn tới tình trạng tổn thương vùng kín.

Tăng nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh dục

Tình trạng viêm nhiễm ở tuyến Bartholin nếu không được khắc phục triệt để, các loại vi khuẩn, nấm... gây viêm có thể phát triển và lây lan sang các bộ phận khác ở vùng kín. Điều này khiến cho các chị em dễ bị mắc các bệnh viêm phụ khoa khác như viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm vòi trứng... Những bệnh lý này nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Dẫn tới tình trạng áp - xe

Tình trạng viêm tuyến Bartholin có thể làm ứ đọng chất nhờn ở các ống dẫn tuyến. Và nó có thể gây ra các ổ áp-xe chứa lượng dịch mủ lớn bên trong. Nếu tình trạng này không được cải thiện, các ổ áp xe có thể bị vỡ ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Giảm khả năng thụ thai

Tuyến Bartholin bị viêm sẽ khiến cho chất nhờn âm đạo tiết ra ít hơn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập phát triển, cản trở sự di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng. Từ đó làm ảnh hưởng đến sự thụ thai ở nữ giới, thậm chí có thể khiến cho các chị em khó có con.

Dẫn tới ung thư tuyến bartholin

Khi tuyến Bartholin bị viêm nhiễn, không được chữa trị triệt để và thường xuyên tái phát sẽ dễ chuyển biến thành bệnh ung thư. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hại đối với các chị em bởi nếu không phát hiện và chữa trị sớm nó có thể gây nguy hại tới tính mạng.

Ảnh hưởng tới việc mang thai

Các trường hợp nữ giới mang thai bị viêm tuyến bartholin có thể gây nhiễm trùng cho trẻ khi sinh nở qua đường âm đạo. Điều này khiến cho trẻ chào đời bị nhẹ cân, chậm phát triển. Thậm chí nếu các nang tuyến bartholin do viêm nhiễm bị vỡ ra có thể khiến cho thai bị chết lưu.

Cách chẩn đoán viêm tuyến Bartholin

Chị em phụ nữ khi gặp phải những biểu hiện hoặc vấn đề sau đây thì nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh viêm tuyến Bartholin:

  • Có các cơn đau nghiêm trọng ở vùng kín
  • Bị sốt cao, đã sử dụng các phương pháp giảm sốt nhưng không đỡ
  • Người hơn 40 tuổi hoặc đang trong tuổi mãn kinh

Hiện nay, để chẩn đoán bệnh viêm tuyến Bartholin, người bệnh sẽ cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau đây:

  • Khám phụ khoa để kiểm tra lâm sàng các triệu chứng, tổn thương viêm nhiễm (nếu có).
  • Xác định kích thước, độ di động và mật độ của các nang tuyến Bartholin để xác định có xảy ra tình trạng áp-xe hay không
  • Xét nghiệm máu để xác định tình trạng nhiễm trùng
  • Lấy mẫu dịch từ âm đạo hoặc cổ tử cung để xét nghiệm
  • Xét nghiệm sinh thiết đối với trường hợp phụ nữ trên 40 tuổi hoặc đang mãn kinh để xác định bệnh có tiến triển thành ung thư không

Hiện nay, tại hầu khắp các cơ sở y tế như bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa đều có thể thực hiện các phương pháp chẩn đoán viêm tuyến Bartholin. Các chị em khi nghi ngờ mắc bệnh nên đến những địa chỉ uy tín để được bác sĩ hỗ trợ thăm khám và tư vấn điều trị.

Cách điều trị viêm tuyến Bartholin

Bệnh viêm tuyến Bartholin điều trị không quá khó. Với những trường hợp nang tuyến chỉ có kích thước nhỏ, không gây ra sự đau đớn hay chảy mủ thì nó có thể tự biến mất sau một thời gian mà không cần phải chữa trị. Tuy nhiên các chị em vẫn cần phải khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của nang, tránh trường hợp viêm tuyến Bartholin tái phát trở lại.

Hiện nay, để điều trị tình trạng viêm nhiễm tuyến Bartholin, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau:

Cách chữa viêm tuyến Bartholin bằng cách ngâm nước ấm

Thông thường đối với những trường hợp bị viêm tuyến Bartholin nhẹ, người bệnh có thể khắc phục bằng cách tắm hoặc ngâm vùng kín trong nước ấm. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm ở các khối u nang, tránh cho nang tuyến bị vỡ ra.

Sử dụng thuốc để điều trị  viêm tuyến Bartholin

Với các trường hợp bị viêm tuyến Bartholin do bị nhiễm khuẩn hoặc thử nghiệm cho thấy có biểu hiện nhiễm trùng do lây truyền qua đường tình dục. Người bệnh có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Các loại thuốc này sẽ giúp khắc phục tình trạng viêm nhiễm, làm giảm tình trạng sưng đau và làm tan khác khối u nang.

Chữa viêm bartholin bằng ngoại khoa

Với những nữ giới bị viêm tuyến Bartholin biến chứng thành ổ áp xe, gây tình tạng sưng đau, chảy mủ hay nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng một số phương pháp ngoại khoa để khắc phục:

  • Rạch nang tuyến bartholin: Đây là phương pháp sử dụng dao mổ để rạch một đường nhỏ ở u nang bị áp-xe nhằm đẩy các chất dịch trong khối u thoát ra ngoài. Người bệnh sẽ được gây tê trước khi thực hiện và khâu quanh mép nang để tái tạo nang tuyến.
  • Bóc nang tuyến bartholin: Là thủ thuật bóc tách và cắt bỏ hoàn toàn nang tuyến Bartholin ra khỏi vùng kín. Giúp khắc phục bệnh triệt để. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp nang tuyến Bartholin phát triển quá lớn hoặc bị tái phát nhiều lần.

Trong quá trình điều trị bệnh viêm tuyến Bartholin, các chị em cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp cần phải sử dụng thuốc, các bạn nên dùng đúng liều lượng, đúng thời gian. Tuyệt đối không nên tự ý bỏ dở thuốc giữa chừng hoặc lạm dụng thuốc quá nhiều. Những điều này có thể khiến bệnh không khỏi mà còn gây nhiều biến chứng nguy hại.

Hi vọng rằng với những thông tin trên đây, các chị em đã hiểu hơn về căn bệnh viêm tuyến Bartholin. Dựa vào những chia sẻ này, các bạn có thể xác định được bản thân có bị viêm tuyến Bartholin không hay cách chẩn đoán và điều trị bệnh bằng phương pháp nào để mang đến hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bệnh viêm tuyến Bartholin hoặc các bệnh lý phụ khoa khác hãy liên hệ đến đường dây nóng 02437.152.152 để được các bác sĩ hỗ trợ chi tiết.

Trần Thị Tuyết Lan

12 năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương . Nguyên Trưởng khoa Sản II - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Bác sĩ Tuyết Lan khám và điều trị các lĩnh vực sản phụ khoa: Bệnh lý phụ khoa, khám và theo dõi thai kì, tư vấn tiền hôn nhân,.... Bác sĩ Trần Thị Tuyết Lan được bệnh nhân phản hồi là nhiệt tình, nhẹ nhàng, cẩn thận, tư vấn chu đáo nên đi khám cũng cảm thấy yên tâm.