Đi tiểu buốt ở nữ: Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

Tham vấn y khoa:

September 30, 2020

Tiểu buốt là hiện tượng có thể xảy ra ở cả hai giới, nhưng nữ giới có tỷ lệ mắc phải cao hơn. Đi tiểu buốt ở nữ giới cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản hơn so với nam giới. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng đi tiểu buốt ở nữ giới? Cách điều trị hiệu quả cho tình trạng đi tiểu buốt ở nữ giới ra sao? Nếu bạn có chung những thắc mắc trên, mời bạn tham khảo bài viết sau để có câu trả lời cho chính mình!

Tiểu buốt ở nữ giới do những tác nhân trực tiếp như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… tấn công vào vùng sinh dục gây ra. Cụ thể, các tác nhân này khiến nữ giới mắc phải những bệnh lý hệ sinh dục hoặc hệ bài tiết, mà triệu chứng điển hình là đi tiểu buốt.

Tiểu buốt ở nữ giới

Tiểu buốt ở nữ giới do các bệnh lý viêm nhiễm

Những bệnh lý hệ sinh dục đi kèm triệu chứng đi tiểu buốt mà chị em phụ nữ hay gặp gồm:

Viêm âm đạo

Hầu như chị em nào cũng đã từng mắc viêm âm đạo một lần trong đời, đây là căn bệnh phụ khoa phổ biến hàng đầu. Viêm nhiễm âm đạo xuất hiện khi các tác nhân có hại như vi khuẩn, nấm men, virus… tấn công vào đây. Chúng khiến chị em ngứa ngáy sưng tấy vùng kín, ra khí hư bất thường. Vùng kín sưng đỏ nên khi đi tiểu và khi quan hệ tình dục dễ gây ra cảm giác buốt rát.

Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung cũng là bệnh lý phụ khoa phổ biến. Nó xuất hiện khi cổ tử cung bị các tác nhân có hại xâm nhập, gây viêm nhiễm lở loét. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn ở vùng kín. Lúc này khí hư tiết nhiều, mùi hôi tanh, chuyển sang trạng thái bất thường và chuyển màu trắng đục, vàng nhạt… Trong nhiều trường hợp, viêm cổ tử cung khiến chị em phụ nữ xuất huyết âm đạo bất thường. Cảm giác đau buốt xuất hiện khi bạn quan hệ tình dục và tiểu tiện.

Viêm phần phụ

Vi khuẩn, nấm… có thể tấn công ngược dòng lên các cơ quan phía trên như buồng trứng, vòi tử cung… gây viêm phần phụ. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh rất có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến buồng trứng, dẫn tới nguy cơ hiếm muộn vô sinh. Người bệnh bị viêm phần phụ, ngoài tiểu buốt rát và chảy mủ thì còn cảm thấy nhiều triệu chứng khác. Ví dụ như đau bụng dưới, xuất huyết tử cung, rối loạn tiêu hóa, sốt, rong kinh…

Bệnh lậu

Đây là căn bệnh được liệt vào dạng bệnh xã hội điển hình, xuất hiện ở cả 2 giới và có khả năng gây lây nhiễm lớn cho cộng đồng. Tác nhân gây bệnh là lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhea. Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là những người quan hệ tình dục không an toàn, không chung thủy…

Phụ nữ mắc bệnh lậu không chỉ đi tiểu buốt mà còn tiểu có dịch mủ, đặc biệt vào sáng sớm. Lúc này đầu niệu đạo của chị em sẽ bị sưng nóng, tấy đỏ, khí hư tiết bất thường. Bệnh gây ra nhiều nguy cơ không chỉ cho chị em mà còn cho bạn tình.

Tiểu buốt ở nữ các các bệnh hệ tiết niệu

Những bệnh lý hệ tiết niệu gây ra triệu chứng tiểu buốt ở chị em phụ nữ là:

Viêm niệu đạo

Niệu đạo có vai trò dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể. Vì tiếp xúc với môi trường ngoài và nằm gần ngay âm hộ - âm đạo, nên nó rất dễ bị tác nhân gây hại lây lan ngược dòng. Đặc biệt, nữ giới có niệu đạo ngắn hơn nam giới, dễ bị nhiễm tác nhân có hại hơn, nên tỉ lệ mắc viêm niệu đạo cũng cao hơn nam giới.

Khi mắc bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát dọc niệu đạo. Vùng kín cũng sưng đỏ khiến chị em không chỉ tiểu buốt mà còn đau khi quan hệ tình dục. Những triệu chứng tiểu tiện bất thường khác gồm luôn có cảm giác mót tiểu, tiểu rắt, nước tiểu nóng, có màu đục, có thể lẫn máu và mủ…

Viêm bàng quang

Vi khuẩn E.coli, nấm hoặc các vi khuẩn đường ruột khác là tác nhân điển hình nhất gây viêm bàng quang ở nữ giới. Trong các căn bệnh thuộc hệ tiết niệu, viêm bàng quang là căn bệnh phổ biến điển hình. Nó khiến cho người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu, phải đi tiểu nhiều lần, nhưng mỗi lần tiểu chỉ nhỏ giọt, người bệnh cảm thấy buốt rát. Một số trường hợp, bệnh nhân tiểu ra máu, mủ vàng hoặc xanh, và cảm thấy căng tức ở bụng dưới.

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi bàng quang và sỏi thận đều là những bệnh lý gây ra triệu chứng tiểu buốt ở nữ giới. Khi viên sỏi còn nhỏ, vấn đề còn chưa quá nghiêm trọng. Nhưng khi đã lớn, sỏi có thể khiến đường tiết niệu tắc nghẽn, nước tiểu khó thoát được ra ngoài. Bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là viêm thận và suy thận…

Viêm bể thận

Viêm bể thận ít xuất hiện hơn, nhưng vẫn có nguy cơ gặp phải khi tác nhân có hại xâm nhập vào cơ quan thận. Nữ giới viêm bể thận thường cảm thấy luôn muốn đi tiểu, nhưng tiểu khó khăn, tiểu có lẫn mủ và gây ra cảm giác buốt.

Biến chứng nặng nề nhất của viêm bể thận là gây ra sẹo ở trong thận, viêm mãn tính, suy thận, tổn thương thận vĩnh viễn… Thậm chí không cẩn thận, người bệnh còn có nguy cơ tử vong.

Cách điều trị tiểu buốt ở nữ giới

Để điều trị tiểu buốt ở nữ giới, tùy thuộc vào từng tác nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Hiện nay để điều trị chứng tiểu buốt ở nữ giới có thể áp dụng ba phương pháp là chữa bằng tây y, đông y và chữa bằng các bài thuốc nam. Cả ba phương pháp này đều có những ưu điểm nhất định, cụ thể:

Điều trị tiểu buốt ở nữ giới bằng tây y

Tiểu buốt ở nữ giới do nhiều nguyên nhân gây nên, vì thế khi bạn đến khám tại cơ sở y tế tây y, bạn cần thực hiện xét nghiệm. Ví dụ như soi tươi dịch âm đạo, soi tươi dịch niệu đạo, soi cặn nước tiểu… Các xét nghiệm này sẽ giúp bạn xác định chính xác căn bệnh của mình.

Phác đồ điều trị được đưa ra sau đó. Chúng gồm phương pháp điều trị bằng thuốc và phương pháp điều trị bằng thủ thuật.

Điều trị bằng thuốc: có thể bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc kháng nấm. Người bệnh cũng được chỉ định thêm thuốc giảm đau nếu cần.

Điều trị bằng thuốc áp dụng cho các trường hợp bệnh còn nhẹ. Với trường hợp nặng hơn, bác sĩ chỉ định cho người bệnh thêm phương pháp điều trị bằng thủ thuật.

Điều trị bằng thủ thuật: là phương pháp chữa bệnh hiện đại, tiên tiến, bắt kịp các phương pháp hàng đầu thế giới. Chúng sử dụng nhiều máy móc tân tiến như thiết bị sóng ngắn, máy hồng ngoại, hệ thống kiểm tra vi sinh vật, máy quang học miễn dịch... Chúng áp dụng đặc hiệu cho từng căn bệnh riêng biệt gây ra tình trạng tiểu buốt ở nữ. Ví dụ:

  • Sử dụng hệ thống kiểm tra vi sinh vật, máy kiểm tra sinh hóa tự động… để phân tích lậu cầu khuẩn. Từ đó tiến hành ức chế vi khẩn lậu, trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.
  • Sử dụng thiết bị sóng ngắn hoặc hồng ngoại để tạo ra ánh sáng sinh học. Công nghệ này áp dụng đặc hiệu cho các trường hợp viêm nhiễm hệ sinh dục cũng như hệ bài tiết.

Điều trị tiểu buốt ở nữ giới bằng đông y

Có nhiều bài thuốc đông y khác nhau bạn có thể áp dụng để chữa chứng tiểu buốt. Một số bài thuốc phổ biến là:

Bài thuốc 1

Bạn cần chuẩn bị: Quả dành dành, thạch hộc, vỏ núc nác mỗi loại 12g. Rau má 20g.

Cách thực hiện: Các vị thuốc rửa sạch, sau đó cho vào sắc cùng nước. Chia thuốc sắc làm 3 phần uống trong ngày. Mỗi ngày uống một thang, hoặc 2 thang nếu bệnh nặng. Kiên trì thực hiện qua thời gian bạn sẽ thấy triệu chứng tiểu buốt suy giảm.

Bài thuốc 2

Bạn hãy chuẩn bị: Sa tiền 16g. Hoàng liên, hoàng bá, rễ cỏ tranh, phục linh mỗi loại 12g. Mộc thông, trư linh, bán hạ chế, hoạt thạch mỗi loại 8g.

Cách thực hiện: Làm sạch thuốc và cho vào ấm sắc. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc có thể giúp bạn điều trị chứng tiểu buốt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần…

Bài thuốc 3

Bạn cần chuẩn bị: Phá cố chỉ, phụ tử chế, nhục thung dung, đương quy, thục địa mỗi loại 12g. Trầm hương, lộc nhung mỗi loại 4g. Xạ hương 0,4g.

Cách thực hiện: Làm sạch thuốc. Tán thuốc thành bột và vo viên (khoảng 5 – 10g), uống hết thuốc trong ngày. Bài thuốc này có thể cải thiện chứng tiểu rát buốt, tiểu rắt, tiểu đêm, cải thiện màu sắc nước tiểu.

Các bài thuốc đông y tuy tác dụng chậm hơn tây y nhưng lành tính hơn, có khả năng điều dưỡng cơ thể hiệu quả. Đặc biệt khi dùng phối hợp với tây y, ưu điểm của hai loại thuốc càng nâng cao, nhược điểm được khắc phục. Do đó một số cơ sở y tế đã áp dụng cả đông tây y trong điều trị tiểu buốt ở nữ.

Điều trị tiểu buốt ở nữ giới bằng phương pháp dân gian

Ngoài các phương pháp trên, tại nhà chị em có thể áp dụng thêm một số phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt. Ví dụ như:

Trị tiểu buốt bằng bột sắn dây

Sắn dây có tính mát, dùng để thanh nhiệt, trị tiểu rắt buốt và thông đường tiết niệu rất hiệu quả. Theo đó, bạn hãy rửa sạch củ sắn dây rồi thái lát mỏng, phơi khô, tán thành bột. Mỗi ngày bạn pha 10g bột sắn dây với nước để uống. Dùng liên tục trong 10 ngày, chứng tiểu buốt có thể thuyên giảm.

Chữa tiểu buốt bằng bí xanh

Bí xanh vừa dùng để ăn trong bữa cơm hàng ngày, lại có thể chữa chứng tiểu rắt buốt hiệu quả. Bạn có thể dùng bí xanh để ăn với cơm hoặc xay bí xanh lấy nước uống đều được.

Chữa tiểu buốt bằng râu ngô

Râu ngô lợi tiểu, thanh nhiệt và có khả năng trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Theo đó bạn có thể đun nước râu ngô uống hàng ngày thay nước lọc để hỗ trợ điều trị bệnh.

Ngoài ra, nhiều thảo dược khác cũng được áp dụng trong các mẹo dân gian chữa chứng tiểu buốt ở nữ giới. Ví dụ như bèo cái, rau mùng tơi, kim tiền thảo, phượng vĩ thảo…

Trên đây là tổng quan những bệnh lý gây ra tình trạng tiểu buốt ở nữ giới và cách điều trị. Dù điều trị theo cách nào, bạn cũng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để hiệu quả chữa bệnh đạt mức cao nhất.