Khám phụ khoa là khám những gì? Quy trình khám

Tham vấn y khoa:

Nguyễn Thường Hanh

September 23, 2020
Bệnh phụ khoa

Đối với những chị em đã từng khám phụ khoa vài lần thì có thể nắm rõ được quy trình khám, và cần khám những gì? cần chuẩn bị gì? Nên sẽ không có lo lắng trước khi khám. Tuy nhiên đối với những phụ nữ lần đầu khám phụ khoa lần đầu, đặc biệt đối với những bạn còn ít tuổi chưa từng quan hệ thì vấn đề này lại rất được quan tâm.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho chị em những thông tin về khám phụ khoa là khám những gì? hạng mục khám phụ khoa, quy trình khám phụ khoa. Từ đó giúp chị em tự tin, thoải mái hơn khi có ý định đi khám.

Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa là khám những gì

Định nghĩa khám phụ khoa là một dịch vụ khám sức khỏe sinh sản, bộ phận sinh dục của nữ giới. Khám phụ khoa nhằm mục đích:

  • Phát hiện sớm các bệnh phụ khoa;
  • Điều trị sớm các bệnh phụ khoa;
  • Tầm soát sức khỏe phụ khoa;
  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ;
  • Tư vấn định hướng chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình…;

Khám phụ khoa có thể thực hiện ở phụ nữ trong mọi độ tuổi khác nhau. Không phải bạn chưa quan hệ tức là bạn không thể đi khám phụ khoa. Là phụ nữ thì ai cũng cần phải đi khám phụ khoa ngay cả khi có vấn đề bất thường hoặc không bất thường thì cũng cần khám định kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo, chị em nên khám phụ khoa định kỳ 2 lần/ năm.

Tại sao phụ nữ cần khám phụ khoa

Có một con số đáng báo động là có đến 90% chị em phụ nữ từng ít nhất một lần mắc các bệnh về phụ khoa. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần.

Khám phụ khoa sẽ giúp chị em có được thông tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Đồng thời nó cũng giúp phát hiện sớm các bệnh phụ khoa, các nguy cơ ung thư cổ tử cung, các bệnh lý xã hội...Đó là lý do chị em không nên bỏ qua việc khám phụ khoa.

Khám phụ khoa là khám những gì?

Rất nhiều chị em vì không biết khám phụ khoa là khám những gì, quy trình thực hiện như thế nào…nên thường có cảm giác lo lắng. Từ đó họ không dám đi khám, chậm trễ trong việc khám phụ khoa khiến các bệnh tiến triển phức tạp, diễn biến xấu gây khó khăn cho việc chữa trị.

Khi khám phụ khoa các bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát bên ngoài và chi tiết bên trong cơ quan sinh dục nữ bao gồm cơ quan sinh dục trên( tử cung, vòi trứng, buồng trứng...) và cơ quan sinh dục dưới bắt đầu từ âm hộ, âm đạo, cổ tử cung...)

Ngoài ra trong quá trình khám các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm dịch, sinh thiết cổ tử cung, và xét nghiệm páp để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Quy trình khám phụ khoa

Khám phụ khoa như đã nói ở trên gồm nhiều hạng mục khám khác nhau. Không chỉ khám bằng mắt thường, khám bằng tay mà còn kết hợp cả các dụng cụ y tế khác như mỏ vịt, máy soi cổ tử cung, máy siêu âm…để có thể đánh giá. Vậy, quy trình khám phụ khoa diễn ra như thế nào?

Theo đó, khi đi khám phụ khoa, chị em sẽ được khám theo quy trình cụ thể, bao gồm:

Khai thác thông tin

Bệnh nhân được khai thác các thông tin cụ thể về việc đi khám phụ khoa. Các câu hỏi được đặt ra nhằm mục đích thu thập các căn cứ, dữ liệu bổ sung vào hồ sơ bệnh án. Từ đó có thể giúp bác sĩ đánh giá đúng tình trạng của mình.

Do vậy, khi đi khám phụ khoa, nếu được bác sĩ hỏi hãy trả lời đúng và đầy đủ nhất. Ngay cả không được hỏi thì bạn cũng cần mô tả thật kỹ lưỡng những vấn đề phụ khoa mà mình đang gặp phải, mong muốn của bản thân. Để bác sĩ có các định hướng thăm khám, chữa trị phù hợp nhất.

Khám vùng sinh dục

Khám bộ phận sinh dục nữ

Chị em sẽ được nằm trên bàn khám, nằm ở tư thế phụ khoa. Lúc này, bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ phận sinh dục của chị em để đánh giá những vấn đề bất thường có thể nhìn thấy bằng mắt thường như màu sắc khí hư, tình trạng khí hư, mụn mọc ở vùng kín…

Sau đó bác sĩ dùng kẹp mỏ vịt để có thể quan sát sâu bên trong ống âm đạo. Đôi khi chị em bên ngoài nhìn rất khô ráo, nhưng khi đưa mỏ vịt vào khám thì tình trạng dịch mủ rất nhiều. Có trường hợp nặng, bác sĩ vừa chạm vào đã chảy máu.

Bác sĩ có thể kết hợp dùng máy soi cổ tử cung để có thể quan sát kỹ hơn các bộ phận bên trong cổ tử cung. Hình ảnh bề mặt cổ tử cung như thế nào, các tế bào tổn thương, viêm loét, mụn …

Trong trường hợp bạn chưa có quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ khám bằng tay, kết hợp khám bằng đường hậu môn –trực tràng để không làm ảnh hưởng đến màng trinh của bạn. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng khám phụ khoa sẽ làm rách màng trinh.

Các biện pháp chẩn đoán hình ảnh

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để có thể đánh giá hình ảnh bên trong phần phụ, tử cung của chị em như thế nào. Có thể làm siêu âm đầu dò (nếu đã quan hệ tình dục), siêu âm ổ bụng. Bằng biện pháp siêu âm, cho phép bác sĩ quan sát hình ảnh tử cung –phần phụ và có đánh giá phù hợp nhất.

Ngoài ra, tùy vào trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thêm làm chụp X-quang tử cung –vòi trứng. Thông thường phương pháp này được áp dụng khi chị em có nghi ngờ bị tắc vòi trứng. Thì việc chụp tử cung –vòi trứng bằng bơm thuốc cản quang có thể đánh giá tình trạng tắc, vị trí tắc để có biện pháp xử lý thích hợp.

Các xét nghiệm

Các xét nghiệm là một trong những quy trình khám phụ khoa cần thiết. Chị em có thể được tiến hành một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm dịch, soi tươi dịch, nhuộm Gram (-),…
  • Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung
  • Xét nghiệm nội tiết tố
  • ….

Các xét nghiệm này sẽ là căn cứ cùng các biện pháp chẩn đoán hình ảnh và khám lâm sàng. Giúp bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe phụ khoa của chị em.

Đọc kết quả khám phụ khoa

Sau khi có đầy đủ kết quả, bác sĩ sẽ tiến hành đọc kết quả. Tức là đưa ra kết luận về tình trạng của chị em. Chị em đang mắc bệnh phụ khoa gì, tình trạng ra sao, mức độ…Cũng như phương hướng xử lý hiện tại, những nguy cơ gặp phải.

Tiến hành điều trị

Sau khi có kết quả đánh giá, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Loại trừ những căn bệnh cần cấp cứu thì đa phần được sự đồng ý của bệnh nhân. Bệnh nhân chấp nhận điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đã tư vấn thì sẽ được điều trị.

Mua thuốc

Nếu cần phải mua thuốc, bác sĩ sẽ kê đơn. Bệnh nhân sẽ mua thuốc tại quầy thuốc của cơ sở y tế. Sau đó có thể ra về dùng thuốc theo hướng dẫn mà bác sĩ đã kê. Nếu như thuốc cần sử dụng ngay thì bác sĩ sẽ có chỉ định nhân viên y tế tiến hành điều trị theo hướng dẫn.

Ra về chăm sóc tại nhà và tái khám

Chị em ra về và chăm sóc tại nhà theo những gì đã căn dặn của bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ hẹn tái khám sau khi dùng hết thuốc, hoặc tiến hành tái khám sau 2 tuần. Tái khám nhằm mục đích đánh giá hiệu quả, tình trạng sau điều trị. Nếu bệnh không khỏi thì cần có phác đồ khác, điều chỉnh phác đồ phù hợp.

Như vậy, với nội dung mà chúng tôi cung cấp ở trên về  khám phụ khoa là khám những gì? quy trình khám phụ khoa. Đã giúp chị em có cái nhìn đúng, đủ về việc khám phụ khoa. Từ đó giảm bớt áp lực tâm lý, chủ động đi khám chữa sớm nhất có thể. Một số địa chỉ khám phụ khoa uy tín mà chúng tôi có thể gợi ý cho chị em như:

Khu vực phía Bắc:

  • Bệnh viện Phụ sản Trung ương
  • Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Bưu Điện
  • Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội
  • Phòng khám số 1 Đại học Y
  • Phòng khám 56 Hai Bà Trưng
  • Phòng khám bác sĩ Vỹ -Nguyễn Khang

Khu vực phía Nam:

  • Bệnh viện Từ Dũ
  • Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Bệnh viện Bình Dân
  • Bệnh viện Mỹ Đức

Nếu như bạn còn bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp thêm. Bạn có thể đặt câu hỏi với các chuyên gia TẠI ĐÂY các bác sĩ luôn sẵn lòng giải đáp cho bạn những thắc mắc, hoàn toàn miễn phí. Hệ thống tư vấn trực tuyến làm việc 24/24.

Trần Thị Phương Mai

Giảng dạy Bộ môn Sản, trường Đại học Y Hà Nội

Giáo sư cố vấn chuyên môn về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản Bộ Y tế

Ủy viên ban chấp hành Hội sản phụ khoa và Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam

Thành viên Ủy Ban Y tế KV Châu Á Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc

Gs Trần Thị Phương Mai là bác sĩ được nhiều người biết đến trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh lý sản phụ khoa. Bác sĩ đặc biệt mát tay trong hỗ trợ sinh sản, giúp nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có con. Hàng ngày, bệnh nhân tìm đến thăm khám với bác sĩ rất đông.

Hiện bác sĩ khám tại:

Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Sáng thứ 3 hàng tuần.

Khoa Khám theo yêu cầu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Sáng thứ 4 hàng tuần.

Phòng khám Sản phụ khoa Phương Mai - Số 102 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hầu hết thời gian bác sĩ khám tại phòng khám riêng này. Phòng khám của Giáo sư khá đông, chị em có thể gọi đến số điện thoại phòng khám để đặt lịch trước.