Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu và ý nghĩa các thông số

Tham vấn y khoa:

Nguyễn Thường Hanh

April 16, 2019
Sống khỏe

Có rất nhiều người khi đi khám sức khỏe tổng quát, đi khám chữa bệnh cầm trên tay tờ kết quả xét nghiệm máu với các thông số chi chít khiến họ cảm thấy hoang mang. Và để đọc kết quả xét nghiệm máu thì phải nhờ đến sự hỗ trợ từ các bác sĩ. Tuy nhiên, nếu như biết được một số thông tin này thì chúng ta cũng có thể tự đọc được một số các chỉ số xét xét nghiệm máu của mình. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu phải dựa vào các thông số của xét nghiệm đó.

Các thành phần của công thức máu

Cách đọc kết quả xét nghiệm máu trong đó có thông số về các thành phần của công thức máu.

+ WBC –số lượng bạch cầu trong một thể tích máu: giá trị bình thường ở mức từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3. Nếu như tế bào bạch cầu tăng có thể bạn đang gặp các vẫn đề về nhiễm khuẩn, bệnh máu ác tính, các bệnh về bạch cầu,…Nếu tế bào bạch cầu trong máu giảm có thể do thiếu máu, thiếu vitamin B12, nhiễm khuẩn

+ RBC – số lượng hồng cầu: giá trị bình thường ở mức từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3. Nếu tế bào hồng cầu tăng có thể bạn đang bị mất nước hoặc chứng hồng cầu tăng. Nếu tế bào hồng cầu giảm có thể bạn đang bị thiểu máu.

+ HB hay HBG – lượng huyết sắc tố: HB hay HBG là một loại phân tử protein trong hồng cầu có tác dụng cung cấp oxy trong máu, tạo ra màu đỏ cho hồng cầu. Giá trị này thay đổi theo giới tính, bình thường nó nằm ở ngưỡng từ 13 đến 18 g/dl đối với nam và 12 đến 16 g/dl đối với nữ. Nếu như lượng huyết sắc tố tăng có thể bạn đang bị mất nước, các bệnh tim mạch, phổi. Nếu lượng huyết sắc tố giảm có thể bạn đang bị thiếu máu, chảy máu kéo dài, các phản ứng gây tan máu.

+ HCT –tỷ lệ hồng cầu trong máu: giá trị này cũng thay đổi theo giới tính, chúng thường nằm trong khoảng 45 đến 52% đối với nam và 37 đến 48% đối với nữ. Nếu hồng cầu trong máu tăng có thể bạn đang bị tăng hồng cầu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch vành, giảm lưu lượng máu. Nếu như tỷ lệ hồng cầu trong máu giảm có thể bạn đang bị thiếu máu, mất máu, hoặc trong thời gian mang thai.

+ MCV – thể tích trung bình của một hồng cầu: giá trị này được lấy từ HCT và số lượng hồng cầu, giá trị bình thường nằm ở ngưỡng 80 đến 100 femtoliter. Nếu như giá trị này tăng có thể do thiếu hụt vitamin B12, thiếu axit folic, gan, suy tuyến giáp, xơ hóa tủy xương,…Nếu giá trị này giảm có thể do chứng thiếu hụt sắt, hội chức thalassemia, thiếu máu trong các bệnh mãn tính, suy thận mãn tính, nhiễm độc chì.

+ MCH – số lượng trung bình của huyết sắc tố có trong một hồng cầu: chúng được tính bằng các đo hemoglobin và số lượng hồng cầu. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram. Nếu như giá trị trung bình này tăng lên thì có thể do chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường. Nếu giá trị này giảm thì có thể do thiếu máu, thiếu sắt,…

+ MCHC –nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong một thể tích máu: Chúng được xem là bình thường khi nằm trong ngưỡng từ 32 đến 36%. Trong trường hợp bị thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di chuyển nặng, có yếu tố ngưng kết lạnh.

+ PLT – số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu: Giá trị bình thường khoảng 150.000 đến 400.000/cm3. Nếu tiểu cầu thấp sẽ gây mất máu, còn cao quá sẽ hình thành các cục máu đông, cản trở mạch máu gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch vành

– LYM – bạch cầu Lymphô: đây là một tế bào giúp cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn. Nếu giá trị này giảm có thể bệnh nhân đang nhiễm HIV/AIDS, Lao, sốt rét, ung thư máu, ung thư hạch… Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 20 đến 25%.

Ngoài ra, trong xét nghiệm công thức máu còn có các thông số như: MXD – tỷ lệ pha trộn tế bào trong máu, NEUT -tỷ lệ bạch cầu trung tính, RDW – độ phân bố hồng cầu, PDW – độ phân bố tiểu cầu, MPV – thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu, P- LCR – tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn,…

Cách đọc kết quả sinh hóa máu trong xét nghiệm máu

+ Glucose –lượng đường trong máu: trung bình ở mức 4,1-6,1 mnol/l. Nếu tỷ lệ đường trong máu tăng thì người bệnh có nguy cơ cao mắc chứng đái tháo đường.

+ SGOT & SGPT -nhóm men gan: trung bình ở mức 9,0-48,0 với SGOT và 5,0-49,0 với SGPT. Nếu giá trị này quá cao có thể do chức năng thảo độc của gan đang suy giảm, chúng ta cần chú ý thay đối thói quen sinh hoạt

+ Nhóm mỡ máu bao gồm CHOLESTEROL (3,4-5,4 mmol/l,) TRYGLYCERID (0,4-2,3 mmol/l), HDL-CHOLES (0,9-2,1 mmol/l,) LDL-CHLES (0,0-2,9 mmol/l).
Nếu như 1 trong các giá trị này tăng thì người bệnh đang có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, xơ tắc mạch máu, tai biến, đột quỵ,…

+ GGT: Gama globutamin, là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan giá trị trung bình từ 0-53 U/L. Nếu giá trị này quá cao chức tỏ gan của bạn đang hoạt động kém đi, nguy cơ suy tế bào gan, …

Ngoài ra, xét nghiệm sinh hóa máu còn giúp ta đánh giá các giá trị như ure máu, Blood ure nitrogen, Creatinin, Uric,…

Cách đọc kết quả xét nghiệm máu –miễn dịch

Có một số chỉ số như Anti-HBs -Kháng thể chống vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH < = 12 mUI/ml) và HbsAg: Vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH).

Trên đây là một số cách đọc kết quả xét nghiệm máu mà chúng ta có thể nắm được. Có thể thấy rằng, kết quả xét nghiệm máu bao gồm nhiều thông số khác nhau. Chúng ta có thể tham khảo để biết, mọi thông tin hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để đọc kết quả chính xác cũng như cho chúng ta những lời khuyên hợp lý.

Lê Sĩ Trung

Bác sĩ chuyên khoa I Lê Sĩ Trung

Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam

Ủy viên Thường vụ Hội Tiết niệu Thận học Hà Nội

Nguyên là bác sĩ Nội trú tại Bệnh viện Rennes, Cộng hòa Pháp

Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Bệnh viện Việt Pháp

Bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh về Tiết niệu người lớn và trẻ em

Bác sĩ Lê Sĩ Trung đã tham gia nhiều đợt thực tập nâng cao về phẫu thuật nội soi Tiết niệu tại Singapore, Nhật Bản và đặc biệt là tại Pháp trong Trung tâm Bệnh viện – Trường Đại học Rennes.

Bác sĩ đặc biệt có thế mạnh trong Phẫu thuật Tiết niệu nhi khoa, đặc biệt về phẫu thuật tạo hình các dị dạng sinh dục – tiết niệu, phẫu thuật chuyển giới ở trẻ em. Bác sĩ Lê Sĩ Trung chính là tác giả công bố nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về phương pháp T.O.T điều trị són tiểu gắng sức ở phụ nữ và són tiểu sau mổ tiền liệt tuyến ở nam giới.